Hệ thống "nghe lén" kinh ngạc của cây xanh

Không thể chạy cũng chẳng thể trốn, cây xanh phát hiện nguy hiểm và chống trả kẻ thù bằng cách “nghe lén” những kẻ săn mồi.

Một nghiên cứu cho thấy, một số loài cây có khả năng áp dụng đến chiến lược khởi động chế độ phòng thủ ngay khi cảm nhận thấy hơi hướng của một cuộc tấn công đang đến gần. Không chỉ vậy, nếu mối đe dọa càng lớn thì sự phản ứng lại của chúng càng mạnh.

Bằng chứng này được các nhà nghiên cứu rút ra sau khi nghiên cứu tập trung vào những cây mù tạc. Những cây này sẽ khiến chúng trở nên ít hấp dẫn vị giác hơn nếu có dấu hiệu cho thấy ốc sên xuất hiện trong khu vực đó. Cơ chế phòng vệ được triển khai thậm chí trước cả khi kẻ săn mồi kịp tấn công cây mù tạc đầu tiên trong khu vườn.

Hệ thống nghe lén kinh ngạc của cây xanh
Ốc sên là kẻ săn mồi ưa thích những cây mù tạc

Các nhà nghiên cứu người Mỹ của trường đại học Wisconsin-Madison cho hay, điều này cho thấy cây xanh đã “nghe lén” những kẻ ăn thịt chúng và sử dụng thông tin đó để ngăn chặn việc trở thành con mồi.

Giáo sư động vật học John Orrock nói: “Một trong những điều khiến cho cây xanh trở nên thú vị về mặt sinh thái học là chúng không thể chạy đi đâu khác. Không thể chạy cũng chẳng thể trốn… vì vậy một số làm cho chúng kém thơm ngon hơn”.

Những bản nghiên cứu trước đó đã cho thấy cây xanh có thể “báo” cho nhau về sự hiện diện của những con sâu bướm, ốc sên và các loài “ăn thịt” đói mồi khác. Ví dụ, nếu một cây cải bắp bị tấn công, nó sẽ gửi đi các thông điệp hóa học để những cây gần đó bật cơ chế phòng vệ lên. Trong khi đó, bản nghiên cứu mới chỉ ra sự phòng vệ này có thể được bật lên ngay cả khi chưa có cây nào bị tấn công.

Giáo sư Orrock cho biết: “Không chỉ nghe lén kẻ thù, những cây mù tạc này còn nghe lén theo một cách rất tinh vi”. Càng được báo động nhiều thì hệ thống phòng thủ này càng mạnh. Hiện ông Orrock đang tìm cách xác định liệu những loại rau liên quan như bắp cải, bông cải xanh và cải Brussel có cơ chế “nghe lén” này hay không.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Bơ khổng lồ có kích thước lớn gấp 5 quả bơ thường này đang được bán đắt hàng tại Australia, dù có giá tới 12 USD (hơn 270.000 đồng) một quả.

Đăng ngày: 23/07/2018
Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Cuối thế kỉ 19, nhân loại lần đầu tiên khám phá ra một dạng sống mới có tên virus. Từ đó đến nay, những thực thể nhỏ bé này đã đưa chúng ta hết từ bất ngờ này sang bất ngờ khác, bởi chẳng con nào giống con nào.

Đăng ngày: 22/07/2018
Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Theo FDA, vi khuẩn Vibrio thường gây ra các triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa và đau bụng.

Đăng ngày: 21/07/2018
Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Các nhà khoa học của Viện Sinh học nhiệt đới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa phát hiện ra 2 loài hoa lan mới, có vẻ đẹp khá độc đáo.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây được nhắc đến chính là cây Kiri, một loài thực vật bản địa của Nhật Bản.

Đăng ngày: 19/07/2018
Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Dâm bụt là loài cây dễ sống, thường được trồng làm hàng rào và cho hoa màu đỏ thắm khá đẹp.

Đăng ngày: 19/07/2018
Điều không ngờ về loài xương rồng dị dạng, trị giá hàng tỷ đồng

Điều không ngờ về loài xương rồng dị dạng, trị giá hàng tỷ đồng

Cây xương rồng dị dạng nhưng có giá trị tới hàng tỷ đồng này là giống cây hiếm Haageocereus tenuis, dự kiến sẽ bị tuyệt chủng vào năm 2024.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News