Hệ thống pin mặt trời khổng lồ có hình dáng như một bông hoa
Đó chính là hệ thống pin mặt trời hình cánh hoa có tên Smartflower POP xuất hiện tại Philippines mới đây.
Smartlower POP là hệ thống pin mặt trời có dạng xếp giống một cách hoa. Hệ thống này có thể sản xuất ra lượng điện năng nhiều hơn gấp 40% so với các hệ thống pin mặt trời truyền thống.
Hệ thống pin mặt trời có dạng xếp giống một cách hoa.
Sản phẩm là thành quả nghiên cứu của một người Áo có tên Alex Swatek và hai người bạn khác vào năm 2010. Mục đích của nhóm nhằm thiết kế một thiết bị có thể tạo ra điện bằng năng lượng mặt trời dễ tiếp cận và hấp dẫn với khách hàng.
Theo hãng tin AP, Smartlower POP lấy cảm hứng từ hoa hướng dương với 12 tấm pin năng lượng mặt trời có dạng cánh hoa xếp chồng, diện tích khoảng 59m2. Tất cả 12 tấm pin này được lắp cùng một trục và sẽ tự động xòe ra khi có ánh sáng Mặt trời.
Smartlower POP lấy cảm hứng từ hoa hướng dương với 12 tấm pin năng lượng mặt trời.
Tất cả 12 tấm pin này được lắp cùng một trục và sẽ tự động xòe ra khi có ánh sáng Mặt trời.
Việc xếp dưới dạng cánh hoa giúp Smartlower POP có thể tận dụng tối đa ánh sáng Mặt trời bằng cách theo dõi các tia sáng từ lúc Mặt trời mọc đến khi lặn. So với các tấm pin năng lượng mặt trời truyền thống chỉ có thể đặt một góc cố định, Smartlower POP tỏ ra có lợi thế hơn cả về hiệu suất.
Thiết bị cũng có thể tự động tắt khi phát hiện mặt trời đã lặn. Đáng chú ý, khi phát hiện thời tiết xấu như mưa to hoặc tốc độ gió lớn, Smartlower POP có khả năng tự cuộn lại. Ngoài ra, nhờ hệ thống dọn dẹp thông minh phía dưới mỗi tấm pin, Smartlower POP có thể tự làm sạch bề mặt để đạt được hiệu suất hấp thu tốt nhất.
Thiết bị cũng có thể tự động tắt khi phát hiện mặt trời đã lặn.
Mỗi một hệ thống Smartlower POP có thể tạo ra lượng điện 3.400 tới 6.200 kWh mỗi năm tùy thuộc vào khu vực. Nếu khách hàng có nhu cầu năng lượng cao hơn, phía công ty này cũng cung cấp tùy chỉnh nâng cao sản lượng điện.
Khi sản phẩm xuất hiện lần đầu tiên tại Philippines, chủ tịch Smartflower Thái Bình Dương, ông John McEnroe hy vọng, sản phẩm sẽ thu hút thêm nhiều khách hàng tại Philippines, nơi có số ngày nắng khá nhiều, thuận tiện để sản xuất năng lượng xanh.
Mỗi một hệ thống Smartlower POP có thể tạo ra lượng điện 3.400 tới 6.200 kWh mỗi năm.
John McEnroe khẳng định: "Smartfolwer là một tuyên bố mạnh mẽ về năng lượng tái tạo cho bạn, đồng nghiệp, các đối tác kinh doanh hay các đối thủ cạnh tranh về cam kết sống xanh, giảm lượng khí thải carbon và quản lý môi trường tốt".
Chiếc Smartlower POP đầu tiên được lắp tại De La Salle Lipa, một cơ sở giáo dục nằm cách thủ đô Manila khoảng 1 giờ chạy xe. Giá bán lẻ hiện tại của một bộ sản phẩm này tại Philippines là 17,7 ngàn USD (khoảng 403 triệu đồng).
Chiếc Smartlower POP đầu tiên được lắp tại De La Salle Lipa.
Hiện nay, Philippines vẫn là một quốc gia phụ thuộc khá nhiều vào nhiên liệu hóa thạch để phát điện. Theo Bộ năng lượng nước này, lượng điện từ than đá chiếm tới 48% sản lượng điện toàn quốc trong năm 2016. Tuy nhiên, Chương trình năng lượng tái tạo quốc gia đang giúp Philippines có nhiều tiến bộ mới trong việc mở rộng nguồn cung điện năng "xanh và sạch" hơn.
Giới thiệu về sản phẩm Smartlower POP.

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ
Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?
Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano
Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Mỹ sắp phóng máy bay nhanh gấp 20 lần âm thanh
Trang Space.com cho hay, Cơ quan Dự án Nghiên cứu cấp cao Quốc phòng Mỹ (tức DARPA) đã lên kế hoạch phát triển và bay thử loại máy bay siêu âm có tên X-Plane tốc độ Mach 20 trong năm 2016.
