Hệ thống thu nhặt rác đại dương khổng lồ

Một hệ thống bẫy rác dài 2.000 m, cấu trúc nổi dài nhất trên mặt biển, sẽ gom nhựa và rác vụn rồi phân loại qua băng chuyền.

Hệ thống khổng lồ thu nhặt rác đại dương

Theo Business Insider, tổ chức Làm sạch Đại dương (TOC) đang có kế hoạch thử nghiệm một thiết bị thu dọn rác trên đại dương vào năm tới. Đây là một thiết bị nổi trên mặt nước, di chuyển theo các dòng hải lưu, bắt các mảnh nhựa và rác trôi nổi. Rác sau đó sẽ được phân loại trên một băng chuyền.


Đường đi dự kiến của 50 tàu lớn đo lượng rác trên đại dương. (Ảnh: TOC)

"Xử lý vấn đề rác thải đại dương là một trong những thách thức môi trường lớn nhất mà nhân loại phải đối mặt hiện nay. Hệ thống dọn rác này không chỉ là bước đầu góp phần làm sạch đẹp bờ biển và vùng biển, mà còn là bước quan trọng hướng tới dọn dẹp rác trôi nổi trên Thái Bình Dương," Boyan Slat, người sáng lập kiêm giám đốc TOC tuyên bố.

Với kích thước lên tới 2.000m, đây sẽ là thiết bị nổi dài nhất trên các đại dương. TOC dự định sẽ triển khai giàn bẫy rác này ở ngoài khơi biển Nhật Bản đầu năm 2016 và sẽ hoạt động ít nhất 2 năm.

Để hỗ trợ, TOC sẽ triển khai một dự án khác có tên Đội Viễn chinh vào tháng 8 tới. Theo đó, 50 tàu sẽ đi từ Hawaii tới California đo lượng rác thải nhựa trên diện tích 3,5 triệu km vuông mặt biển trong ba tuần.

Theo ước tính, hiện có khoảng 5 triệu miếng rác thải nhựa trôi nổi trên các đại dương, gây nguy hiểm cho các sinh vật biển vô tình nuốt phải hoặc mắc kẹt bên trong. Thu hồi các mảnh nhựa này là một nhiệm vụ khó khăn và tốn kém.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 18/04/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 17/04/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 16/04/2025
Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Đăng ngày: 13/04/2025
Vì sao biển thường có màu xanh?

Vì sao biển thường có màu xanh?

Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Đăng ngày: 11/04/2025
Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh

Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh

Hà Lan là một quốc gia nhỏ ở Tây Bắc Âu, có diện tích, đặc điểm địa lý và lịch sử khai phá khá tương đồng với đồng bằng sông Cửu Long.

Đăng ngày: 09/04/2025
Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?

Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?

Núi lửa đã gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến đời sống của những người đang sống trong vùng gần cửa miệng của hiện tượng này. Nhưng đã bao giờ bạn tử hỏi núi lửa là gì không?

Đăng ngày: 07/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News