Hệ thống xử lý biến rác thải thực phẩm thành tiền của Hàn Quốc

Nhà chức trách Hàn Quốc áp dụng các biện pháp phân loại và xử lý và tái chế gần như 100% rác thải thực phẩm thành phân bón, thức ăn chăn nuôi và khí sinh học, đang trở thành mô hình kiểu mẫu.

Nằm gần đường cao tốc dẫn ra cửa ngõ phía tây Seoul, Trung tâm xử lý rác Nanji, nơi Choi Sung-ho làm việc, chủ yếu giải quyết chất thải từ bồn cầu. Nhưng mùi bốc ra từ cơ sở này đến từ thức ăn phân hủy. Đó là nguồn cơn gây căng thẳng giữa trung tâm và những cư dân gần đó. Trong thành phố 10 triệu cư dân với 2.500 tấn rác thải thực phẩm mỗi ngày, vai trò của nhà máy rất cần thiết, theo Los Angeles Times.

Do Hàn Quốc cấm đổ rác thải thực phẩm ra bãi rác vào năm 2005, tiếp theo là lệnh cấm đổ phụ phẩm dạng lỏng (gọi là nước rỉ rác) xuống biển năm 2013, đất nước này vận hành một chương trình ủ phân hữu cơ toàn diện, tái chế gần như toàn bộ thức ăn bỏ đi thành phân bón, thức ăn chăn nuôi hoặc nhiên liệu tên khí sinh học như ở Trung tâm xử lý rác Nanji.

Mỗi ngày, nhà máy xử lý khoảng 130 tấn nước rỉ rác từ các công ty thu gom rác quanh vùng. Chất lỏng được đổ vào bể bê tông. Trong thời gian 15 - 30 ngày, vi sinh vật sẽ phân hủy nước rỉ rác trong quá trình mang tên phân hủy kỵ khí. Khí sinh học mà quá trình này tạo ra được thu thập và bán cho một công ty địa phương để sưởi ấm hộ gia đình trong vùng. "Quá trình giống như tiêu hóa ở người. Chúng tôi duy trì bể ở 36 - 37 độ C, tương tự nhiệt độ cơ thể người", Choi giải thích.

Hệ thống xử lý biến rác thải thực phẩm thành tiền của Hàn Quốc
Thành công của chương trình tái chế rác là kết quả từ quá trình thử và lỗi. (Ảnh:Jean Chung).

Thức ăn thừa tập kết ở Trung tâm xử lý rác Nanji đựng trong túi màu vàng trong suốt. Đây là loại túi Hàn Quốc quy định dùng để chứa thức ăn bỏ đi từ năm 2013. Thông qua mua túi bán ở cửa hàng tiện lợi hoặc tạp hóa, người dân trả phí cho thức ăn mà họ vứt bỏ. Tiền từ việc bán túi được mỗi quận thu thập và dùng để bù đắp một phần chi phí vận chuyển và xử lý thức ăn thừa. "Trên khắp Seoul, phí mua túi bù đắp khoảng 40% tổng chi phí xử lý rác thải thực phẩm, khiến thành phố tiêu tốn khoảng 153 triệu USD hàng năm", Jang Ji-ae, người đứng đầu đội quản lý rác thải thực phẩm ở địa phương, cho biết.

Quy trình vứt rác rất quen thuộc với mỗi người dân Seoul, đó là hút hết hơi ẩm và đặt túi rác đầy trong thùng cá nhân màu xanh ở lề đường lúc sẩm tối. Ở một số tổ hợp căn hộ, cư dân có thể bỏ qua túi đựng và đổ thẳng rác thải thực phẩm vào thùng rác điện tử có chức năng tự động cân và tính phí. Những biện pháp này thúc đẩy người dân kiểm soát lượng rác mà họ tạo ra. "Họ có thể nhận thức họ đã vứt đi bao nhiêu. Điều đó khiến họ không thoải mái", Jang cho biết.

Sau đó, ở các cơ sở xử lý quanh thành phố, rác trong túi được đổ ra và loại bỏ bất kỳ vật thể lạ nào. Phần còn lại sẽ được nén, khử nước và xử lý thành phân bón hoặc thức ăn chăn nuôi, trong khi chất lỏng chảy ra được chuyển tới nhà máy nước thải như Nanji. Theo quy trình này, Hàn Quốc hiện nay tái chế gần như 100% rác thải thực phẩm, tăng vọt từ mức 2,6% vào năm 1996.

Tính hiệu quả của hệ thống xử lý rác thải thực phẩm ở Hàn Quốc biến nó thành kiểu mẫu cho chính phủ các nước khác. Năm ngoái, Jang và đồng nghiệp tổ chức tư vấn trực tuyến cho chính quyền Tokyo. Tại Nhật Bản, thức ăn thừa bị vứt cùng rác thải khác và đưa vào lò đốt, nhưng chính quyền Tokyo đang tìm hiểu phương án tái chế.

Ở Hàn Quốc, việc tách riêng thực phẩm khỏi rác thải thông thường bắt đầu vào cuối thập niên 1990. Quá trình đô thị hóa mạnh mẽ dẫn tới quá tải dân số ở thủ đô. Đồng thời, mức sống tăng lên dẫn tới lượng rác thải chưa từng thấy ở thời kỳ khó khăn. Những khu dân cư phải sống chung với các bãi rác khổng lồ đã đầy, kéo theo nhiều bất tiện vì mùi hôi thối và ruồi nhặng. Hàn Quốc ban hành lệnh cấm đổ rác thải thực phẩm ra bãi rác vào năm 2005, buộc người dân phải làm quen với việc vứt riêng thức ăn thừa.

"Đó là một quá trình thử và lỗi với nhiều bài học kinh nghiệm", Kim Mi-hwa, chủ tịch Korea Zero Waste Movement Network, liên minh 180 tổ chức môi trường hợp tác với chính phủ trong chương trình tái chế, chia sẻ. "Mãi tới năm 2013, chúng tôi mới có thể ghi nhận thành công".

Vấn đề trong những ngày đầu là nhiều người vi phạm luật. Không quen thu gom và để riêng rác thải thực phẩm trong nhà, một số cư dân vứt thức ăn thừa vào thùng rác công cộng. Chính quyền địa phương buộc phải treo thưởng cho người báo cáo các trường hợp vi phạm, đồng thời xử phạt người vứt rác không đúng quy định. Bên cạnh đó, tổ chức của Kim còn tham gia vận động người dân nghiêm chỉnh chấp hành luật trên khắp cả nước.

Bản thân chương trình tái chế cũng gặp nhiều trở ngại không kém. Phương pháp xử lý rác thải thực phẩm thành phân bón, thức ăn chăn nuôi và khí sinh học hiện nay là kết quả sau vài thử nghiệm thất bại như cho vịt ăn thức ăn thừa hoặc ủ phân bón trong các trang trại nuôi giun đất quy mô lớn.

Theo quy định mới nhằm giảm sử dụng nguồn nhiên liệu thải nhiều carbon, Seoul sẽ mở rộng sản xuất khí sinh học, tăng từ mức 7% sản lượng tái chế rác thải thực phẩm lên 50% vào năm 2026. Để đáp ứng mục tiêu này, một cơ sở sản xuất khí sinh học mới đang được phát triển ở Nanji.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Xe điện vượt địa hình chỉ có một bánh của Trung Quốc

Xe điện vượt địa hình chỉ có một bánh của Trung Quốc

Xe điện Adventure dùng cho các chuyến thám hiểm có thể tăng tốc từ 0 lên 50km/h trong 2,5 giây, chạy được 120km sau một lần sạc.

Đăng ngày: 07/09/2023
Các nhà khoa học Trung Quốc thử nghiệm thiết bị 6G dò tìm tàu ngầm

Các nhà khoa học Trung Quốc thử nghiệm thiết bị 6G dò tìm tàu ngầm

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đang thử nghiệm thiết bị 6G đầu tiên trên thế giới có khả năng phát hiện tàu ngầm và đủ nhỏ để gắn vừa vào một chiếc UAV.

Đăng ngày: 31/08/2023
Startup ở Mỹ phát triển ôtô lai trực thăng tốc độ 240km/h

Startup ở Mỹ phát triển ôtô lai trực thăng tốc độ 240km/h

Mỹ- Công ty khởi nghiệp Aska ở Bắc California phát triển mẫu xe bay lai trực thăng có thể chạy trên đường, sau đó cất cánh bay lên cao chỉ cần gạt công tắc.

Đăng ngày: 30/08/2023
Khoa học công nghệ Trung Quốc: Từ bắt chước đến thống trị thế giới!

Khoa học công nghệ Trung Quốc: Từ bắt chước đến thống trị thế giới!

Trung Quốc giờ đây là một trong những siêu cường trong lĩnh vực khoa học - công nghệ. Bỏ qua mọi cáo buộc từ các nước phương Tây, quốc gia tỉ dân đã có sự lột xác ngoạn mục.

Đăng ngày: 25/08/2023
Robot Nhật Bản khổng lồ trị giá 2,75 triệu USD có thể biến hình và sở hữu buồng lái bên trong cơ thể

Robot Nhật Bản khổng lồ trị giá 2,75 triệu USD có thể biến hình và sở hữu buồng lái bên trong cơ thể

ARCHAX là một robot cơ khí cao 4,5 mét ngoài đời thực được tạo ra bởi công ty Nhật Bản Tsubame Industry, có thể là của bạn với mức giá thấp 400 triệu yên (2,75 triệu USD).

Đăng ngày: 24/08/2023
Loại công nghệ mới của Trung Quốc khiến cả thế giới kiêng dè

Loại công nghệ mới của Trung Quốc khiến cả thế giới kiêng dè

Công nghệ này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ hoạt động của AI, giúp củng cố mọi thứ từ dịch vụ gọi xe đến hoạt động kinh doanh hàng ngày hay chatbot như ChatGPT.

Đăng ngày: 24/08/2023
Phương tiện bay cá nhân hình trứng tốc độ 100km/h

Phương tiện bay cá nhân hình trứng tốc độ 100km/h

Được thiết kế để thay thế xe hơi, Airscooter có thể lướt trong không trung ở tốc độ 100km/h và cất hạ cánh thẳng đứng.

Đăng ngày: 23/08/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News