Hiểm họa khó ngờ khi đi giày vào nhà

Việc sinh sống ở chung cư đã khiến cho thói quen cởi giày ngay khi vào nhà trở nên phổ biến với nhiều người. Tuy nhiên, khoa học đã chứng minh, thói quen này không chỉ giúp cho nhà cửa sạch sẽ mà còn có rất nhiều lợi ích khác cho người sống trong nhà.

Mối nguy hiểm tiềm tàng khi đi giày vào nhà

Ngược lại, những gia đình có thói quen đi luôn giầy vào nhà sẽ phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ khó lường, bởi họ đã vô tình rước cả những "vị khách" chết người vào trong môi trường sống của mình.

Những vị khách siêu nguy hiểm

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Houston mới đây đã phát hiện thấy, 40% các đôi giày được phân tích có chứa vi khuẩn C.diff, viết tắt của Clostridium difficile. Đây là một loại vi khuẩn cực kỳ nguy hiểm vì những bệnh do nó gây ra hầu hết đều nhờn với thuốc kháng sinh. C.diff có thể sinh sôi nảy nở rất nhanh trong cơ thể người bệnh và khiến cho việc lành bệnh là rất khó.

Hiểm họa khó ngờ khi đi giày vào nhà
Đi giày vào nhà tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ.

C.diff không chỉ có trong đế giầy mà còn phát tán ra khắp nhà như toilet, các bề mặt hoặc bất cứ nơi nào có bụi sàn nhà. Chúng có thể sống ở các bề mặt khô ráo trong một thời gian rất lâu. Nếu như bạn muốn hạn chế tối đa sự hiện diện của C.diff trong nhà mình thì hãy cởi giày ngay ở bậc cửa và đổi sang giày bệt slipper.

Nhưng C.diff không phải thứ duy nhất tìm thấy ở đế giày. Các nhà nghiên cứu còn tìm thấy một số lượng đáng ghê sợ bụi bẩn, phân chim, phân chó, rác vụn và những chất thải loại tương tự. Đây thực sự là mảnh đất màu mỡ của vi khuẩn. "Vi khuẩn có thể sống sót trên đế giày của bạn nhờ nguồn thức ăn này trong nhiều ngày, thậm chí nhiều tuần", Tiến sĩ vi sinh học Reynolds của Đại học Houston cảnh báo.

Một nghiên cứu khác của Đại học Arizona đã quyết định thống kê số lượng các loại vi khuẩn ký sinh trên giầy và họ đã không phải thất vọng: Có tổng cộng 421.000 loại vi khuẩn được tìm thấy, phân thành 9 dòng. Đây là những loại vi khuẩn gây đau mắt, viêm phổi và đau bụng. Có 2 dòng vi khuẩn rất đáng lưu tâm, đủ để bạn phải đổi ngay sang dép đi trong nhà khi cửa vừa mở.

Loại đầu tiên là E.Coli, chiếm tới 1/3 tổng số vi khuẩn. Đây là vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy và các bệnh liên quan đến đường ruột, tiêu hóa nặng nhưng lại chưa có thuốc đặc trị hiệu quả. Người bệnh rơi vào cảnh "miệng nôn trôn tháo" và hoàn toàn kiệt sức. Bạn có thể nghĩ nguy cơ tiếp xúc với vi khuẩn tả E.Coli từ giày là rất nhỏ, nhưng hãy thử nghĩ xem, có bao nhiêu lần trong ngày bạn bước vào nhà vệ sinh ở chỗ làm?

Một loại vi khuẩn thứ hai mà các nhà nghiên cứu tìm thấy là Klebsiella pneumoniae, có thể gây tổn thương phổi nghiêm trọng, thậm chí dẫn tới viêm phổi. Tỷ lệ tử vong do vi khuẩn này gây ra lên tới 50% và có thể đạt tới 100% nếu người bệnh mắc chứng nghiện rượu.

Bạn phải làm gì?

Có rất nhiều ích lợi khi tháo giày và đổi sang dép đi trong nhà ngay ở bậc cửa. Bạn sẽ ít phải lau nhà hơn, tiết kiệm công sức và tiền bạc thay sàn/thay thảm mới hơn. Giày của bạn hiển nhiên cũng sẽ lâu mòn và đi bền hơn.

Hiểm họa khó ngờ khi đi giày vào nhà
Hãy hình thành thói quen cởi giày ngay khi bước vào nhà.

Hãy bố trí một kệ giày hoặc tủ giày ở ngay gần cửa, để mọi người có thể thay và cất giầy một cách tự động ngay khi về nhà. Ngôi nhà sẽ trở nên sạch sẽ hơn, "khỏe mạnh" hơn, trong sạch hơn. Nếu như bạn có con nhỏ đang trong độ tuổi tập bò, tập đi, chúng sẽ có thể chơi an toàn trên sàn nhà mà bạn không phải quá lo lắng đến việc bị các vị khách vi khuẩn xâm nhập. Một lợi ích lớn nữa là nếu bạn đi chân trần, bạn sẽ tác dụng lực lên các huyệt ở gan bàn chân, giúp máu lưu thông tốt hơn. Điều này thì người Trung Quốc và người Nhật đã phát hiện ra từ 5000 năm trước rồi!

Và những vị hàng xóm sống dưới tầng nhà bạn sẽ có thể thở phào nhẹ nhõm vì không phải nghe thấy tiếng lọc cọc của giày gõ trên sàn nhà tầng trên nữa.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Liệu các chất độc hại trong rác thải điện tử có len lỏi vào thực phẩm, hay được hấp thụ qua da để vào cơ thể con người hay không?

Đăng ngày: 22/07/2018
Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Công nghệ mới do các bác sĩ tại Bệnh viện nhi Boston phát triển, hứa hẹn sẽ đem đến cơ hội sống bình thường, khỏe mạnh cho rất nhiều trẻ sơ sinh bị tổn thương tim.

Đăng ngày: 22/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News