Hiện tượng "hai Mặt trời" lại xuất hiện ở Quảng Ngãi

Hiện tượng "hai Mặt trời" diễn ra từ 5h30 đến khoảng 6h30 sáng nay ở Quảng Ngãi. Hình ảnh rõ nét nhất xuất hiện vào khoảng 6h. Bên cạnh hình ảnh Mặt trời to, rõ nét thì có một quầng sáng mờ giống Mặt trời thứ 2.

Sáng nay (14/3), hiện tượng "hai Mặt trời" lại xuất hiện ở Quảng Ngãi và được người dân ghi lại. Theo đó, anh Lê Văn Tuấn, trú thành phố Quảng Ngãi đã ghi lại và đăng tải trên Facebook cá nhân về hiện tượng này.


Hình ảnh "hai Mặt trời" xuất hiện ở Quảng Ngãi sáng nay.

Anh Tuấn cho biết, hình ảnh này xuất hiện vào sáng nay 14/3. Anh ghi được hình ảnh khi đang đứng ở khu đô thị VSIP Quảng Ngãi. Hiện tượng "hai Mặt trời" diễn ra từ 5h30 đến khoảng 6h30 sáng nay. Hình ảnh rõ nét nhất xuất hiện vào khoảng 6h. Bên cạnh hình ảnh Mặt trời to, rõ nét thì có một quầng sáng mờ giống Mặt trời thứ 2. Quầng sáng này nhỏ và mờ hơn.

Mới đây, hiện tượng "hai mặt trời" cũng xuất hiện tại Hà Nội gây xôn xao cộng đồng mạng. Các chuyên gia khí tượng lý giải hiện tượng này xuất hiện do sự khúc xạ và tán xạ ánh sáng trong khí quyển. Điều này sẽ tạo ra ảo ảnh của mặt trời khi gặp điều kiện phù hợp. Chuyên gia cho biết, đây hoàn toàn là hiện tượng khoa học, xảy ra nhiều ở các vùng địa cực, nhưng hiếm xuất hiện ở những nơi khác.

Theo ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn và Vũ trụ học Việt Nam (VACA), hiện tượng này do trùng hợp ở quá trình tán xạ và phản xạ ánh sáng Mặt trời. Trong một số điều kiện phù hợp vào lúc trời nhiều mây, ánh sáng Mặt trời khi va chạm với các hạt nước và tinh thể băng thì phản xạ lại gần như hoàn toàn tạo thành ảnh của Mặt trời, giống như khi nó in bóng xuống một mặt hồ.

Hình ảnh phản chiếu này tiếp tục phản xạ một lần nữa khi gặp một lớp mây khác, chỉ có một phần bị tán xạ. Vì thế, lần phản xạ thứ hai này tạo thành một ảnh mà ở mặt đất có thể nhìn thấy được giống như một Mặt trời thứ hai.

Còn ông Vũ Thế Hoàng, Chủ nhiệm CLB Thiên văn Hà Nội (HAS) cho rằng, khi nhìn hình ảnh khiến chúng ta cảm thấy giống như có hai Mặt trời. Tuy nhiên, trường hợp này khó có thể xảy ra. Hồ Tây có diện tích rất rộng, nếu có 2 mặt trời thật thì sẽ có rất nhiều góc ảnh được lan truyền, đằng này chỉ có một góc ảnh duy nhất.

Ông nhận định có 2 trường hợp xảy ra. Một là do thấu kính máy ảnh hoặc camera điện thoại của người chụp, họ chụp qua thấu kính bị khúc xạ dẫn đến 2 mặt trời. Thậm chí là dùng công nghệ photoshop để câu view. Trường hợp thứ 2 ít xảy ra hơn là do hiện tượng khúc xạ dưới mây. Một lớp mây khuếch đại, khúc xạ ánh sáng tản ra, tạo ra một mặt trời giống hệt ngay ở dưới.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Siêu hạn hán ở Mỹ: Mặt hồ trơ đáy nứt nẻ, xác cá khô cứng tạo nên khung cảnh siêu thực

Siêu hạn hán ở Mỹ: Mặt hồ trơ đáy nứt nẻ, xác cá khô cứng tạo nên khung cảnh siêu thực

Một chiếc thuyền máy cũ vô chủ nhô lên khỏi lớp bùn đất nứt nẻ như một tấm bia mộ khổng lồ. Văn bia của nó có thể viết: Đây là vùng nước của Hồ Mead.

Đăng ngày: 23/02/2025
Môi trường và khí hậu Trái đất thời kỳ khủng long khác biệt như thế nào so với hiện nay?

Môi trường và khí hậu Trái đất thời kỳ khủng long khác biệt như thế nào so với hiện nay?

Khí hậu trên Trái đất thường có tính thay đổi và lặp lại theo chu kỳ và do đó thế giới trong tương lai có thể sẽ có khi hậu giống như trong thời đại khủng long.

Đăng ngày: 20/02/2025
Bí ẩn thác nước chảy vào

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"

Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Đăng ngày: 16/02/2025
Đặc điểm nổi bật của khí hậu châu Phi là gì?

Đặc điểm nổi bật của khí hậu châu Phi là gì?

Nhắc đến châu Phi là nhắm đến châu lục với nhiệt độ nóng bức quanh năm. Một châu lục với nhiều điều kiện phát triển kinh tế khó khăn, lạc hậu.

Đăng ngày: 13/02/2025
Khí hậu Địa Trung Hải

Khí hậu Địa Trung Hải

Các loại hình khí hậu trên thế giới rất đa dạng, các nhà thủy văn học thường căn cứ vào đặc điểm của vùng để đặt tên cho khí hậu như: khí hậu sa mạc, khí hậu thảo nguyên, khí hậu rừng mưa,... duy có kh&iacu

Đăng ngày: 12/02/2025
Tại sao những vùng rừng núi thường mưa nhiều?

Tại sao những vùng rừng núi thường mưa nhiều?

Theo thống kê, lượng mưa đo được ở những vùng có mật độ rừng núi che phủ lớn gấp mấy lần ở những nơi không có rừng núi. Lượng mưa nhiều hay ít được quyết định bởi lượng hơi nước trong không khí.

Đăng ngày: 11/02/2025
Khám phá bí ẩn phía sau hồ tự nhiên tròn nhất thế giới

Khám phá bí ẩn phía sau hồ tự nhiên tròn nhất thế giới

Hồ Kingsley trở nên đặc biệt bởi hình dạng tròn bất thường của nó.

Đăng ngày: 10/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News