Hiện tượng hiếm gặp: Nam Cực mưa phùn dai dẳng ở nhiệt độ dưới 0

Thường thì khi nhiệt độ xuống dưới mức đóng băng, thay vì mưa thì băng tuyết sẽ rơi. Tuy nhiên, lần đầu tiên ở Nam Cực, các nhà khoa học đã ghi nhận được mưa phùn dai dẳng ở nhiệt độ dưới mức đóng băng.

Sử dụng cả các phép đo trên mặt đất và vệ tinh, các nhà nghiên cứu đã ghi lại tình trạng mưa phùn dưới âm 13 độ F (tức âm 25 độ C) kéo dài hơn 7,5 tiếng đồng hồ tại ga McMurdo, Nam Cực.

Hiện tượng hiếm gặp: Nam Cực mưa phùn dai dẳng ở nhiệt độ dưới 0
Thiết bị di động đo lường bức xạ khí quyển (ARM) được triển khai tại Trạm McMurdo, Nam Cực.

Các nhà nghiên cứu đã công bố phát hiện của họ trên Tạp chí Nghiên cứu Địa vật lý: Khí quyển. Các báo cáo trước đây đã ghi nhận mưa phùn siêu lạnh ở những nhiệt độ này, nhưng chỉ trong thời gian ngắn. Hiện tượng mưa phùn trong vài giờ ở Nam Cực có thể có một số tác động đối với các dự đoán mô hình khí hậu.

Trợ lý giáo sư nghiên cứu Israel Silber, Khoa Khí tượng và Khí quyển, bang Pennsylvania, Mỹ, đồng thời là tác giả chính của nghiên cứu cho biết: "Mưa phùn thường xảy ra trong nhiệt độ ấm áp. Ở nhiệt độ thấp hơn, các quá trình hình thành và tăng trưởng băng làm cho xác suất sản xuất mưa phùn thấp hơn đáng kể".

Dữ liệu thu thập được từ các phép đo laser cho thấy sự hiện diện của các hạt nước hình cầu, có thể chỉ ra đó là những giọt mưa phùn. Phân tích các dữ liệu này kết hợp với các phép đo trên mặt đất và vệ tinh khác đã xác nhận rằng các hạt này thực sự là những giọt mưa phùn.

Các nhà khí tượng học định nghĩa mưa phùn là những giọt nước có đường kính nhỏ hơn 0,5 mm, hoặc khoảng 1/5 inch. Theo trợ lý giáo sư Silber, mưa phùn và mưa thay thế cho nhau trong các mô hình khí hậu do cả hai đều ở trong pha lỏng, so với các dạng mưa khác, như tuyết và mưa đá. Sự hiện diện của mưa phùn kéo dài ở một vùng rất lạnh như Nam Cực có ý nghĩa cải thiện độ chính xác của các mô hình khí hậu ở các vùng cực.

Hiện tượng hiếm gặp: Nam Cực mưa phùn dai dẳng ở nhiệt độ dưới 0
Máy đo độ phân giải laser đo lượng mưa khi nó đi qua nhằm thu thập dữ liệu tại Trạm McMurdo. (Ảnh: Bộ đo lường bức xạ khí quyển (ARM) của Bộ năng lượng Mỹ).

"Mưa phùn loại bỏ nước khỏi tầng mây khi các giọt nước kết hợp với nhau và cuối cùng rơi xuống", ông Silber nói. "Điều đó có nghĩa là mưa phùn sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của đám mây và ảnh hưởng đến lượng nhiệt chạm tới bề mặt Trái đất".

Dữ liệu thu thập được trong các quan sát này được sử dụng trong các mô phỏng mô hình độ phân giải cao của khí quyển cực. Bằng cách mô phỏng hầu như các điều kiện cho phép đám mây hình thành, các nhà nghiên cứu có thể xác định các tham số ảnh hưởng đến việc tạo ra mưa phùn bằng cách điều chỉnh các biến khác trong mô phỏng.

Sử dụng các mô phỏng, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, nồng độ thấp của một số loại hạt lơ lửng trong bầu khí quyển của trái đất, như muối biển và bụi, rất có lợi cho sự hình thành mưa phùn.

"Ở Nam Cực, không khí rất sạch sẽ", Silber nói. "Có ít chất gây ô nhiễm hơn và do đó ít hạt trong không khí hơn".

Nồng độ thấp của các hạt này cho phép mưa phùn ở dạng lỏng, mặc dù nhiệt độ không khí ở dưới mức đóng băng, nhà khoa học giải thích.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao bão số 6 liên tục mạnh lên, di chuyển khó lường?

Vì sao bão số 6 liên tục mạnh lên, di chuyển khó lường?

Sau hơn 2 ngày mạnh lên từ áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông, bão số 6 (Nakri) được dự báo chuyển hướng, tiến gần đất liền với sức gió mạnh cấp 10-11, giật cấp 14 và có thể đạt cường độ mạnh nhất lên cấp 12, giật cấp 15.

Đăng ngày: 08/11/2019
Siêu bão “quái vật“ Hạ Long đập tan kỷ lục bão mạnh nhất trên thế giới

Siêu bão “quái vật“ Hạ Long đập tan kỷ lục bão mạnh nhất trên thế giới

Siêu bão Hạ Long đang gia tăng sức mạnh nhanh chóng ở vùng biển Tây Thái Bình Dương, với hình ảnh vệ tinh ghi nhận sức gió 305 km/giờ.

Đăng ngày: 07/11/2019
Nakri có thể là bão mạnh nhất từ đầu năm ở biển Đông

Nakri có thể là bão mạnh nhất từ đầu năm ở biển Đông

Không khí lạnh kết hợp bão tạo ra gió Đông Bắc rất mạnh ở rìa phía Bắc bão Nakri, khiến bão tăng cấp nhanh khi đổi hướng, có thể lên cấp 12.

Đăng ngày: 07/11/2019
Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 6, cơn bão Nakri

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 6, cơn bão Nakri

Hồi 04 giờ ngày 06/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 13,5 độ Vĩ Bắc; 116,2 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây (quần đảo Trường Sa) khoảng 310km về phía Bắc Đông Bắc.

Đăng ngày: 06/11/2019
Lại xuất hiện áp thấp nhiệt đới, có khả năng mạnh lên thành bão

Lại xuất hiện áp thấp nhiệt đới, có khả năng mạnh lên thành bão

Hồi 13 giờ ngày 05/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 13,8 độ Vĩ Bắc; 115,1 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây (quần đảo Trường Sa) khoảng 270km về phía Bắc.

Đăng ngày: 05/11/2019
Sét đánh tạo thành hố rộng 4,6m giữa bãi đỗ xe

Sét đánh tạo thành hố rộng 4,6m giữa bãi đỗ xe

Tia sét mạnh trong cơn giông hôm 30/10 giáng xuống bãi đỗ xe tại Fort Worth, Texas, làm thủng nền bê tông và khiến các mảnh vỡ bắn ra xa.

Đăng ngày: 05/11/2019
Sông băng tan chảy nhanh nhất thế giới qua ảnh vệ tinh cách nhau 30 năm

Sông băng tan chảy nhanh nhất thế giới qua ảnh vệ tinh cách nhau 30 năm

Hai hình ảnh vệ tinh của một sông băng ở Patagonia (Chile) cách nhau 30 năm đã cho thấy nó mất đi một nửa chiều dài.

Đăng ngày: 02/11/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News