Tại sao đá lạnh có thể dính vào tay khi cầm?
Bạn đã bao giờ lấy đá từ trong tủ lạnh ra để uống café hay nước ngọt nhưng chưa kịp cho vào ly thì ngay lập tức phát hiện ra nó đã dính chặt vào tay? Thoạt nghĩ thì hiện tượng này cũng không có gì quá đặc sắc hay nghiêm trọng. Nhưng, làm thế nào mà những viên đá có thể dính vào da của chúng ta trong khi nhiệt độ của da cao hơn nhiều so với chúng?
Các nhà khoa học đã đưa ra một số giải đáp cho hiện tượng thú vị này như sau:
Đá càng lạnh thì khả năng dính vào da khi tiếp xúc càng cao.
Trước hết, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua về nhiệt độ đông đặc của nước. Thông thường nước đóng băng ở 32 độ F (0 độ C). Tuy nhiên, nhiệt độ thật sự của đá hay băng tuyết đạt được có thể lạnh hơn như vậy nhiều. Do đó, đá càng lạnh thì khả năng dính vào da khi tiếp xúc càng cao. Đá càng "ấm" (tức càng tan) thì sẽ ít dính vào da hơn.
Một yếu tố khác khiến cho đá dễ dính vào da đó chính là độ ẩm của da. Ngay cả khi bạn không rửa tay hoặc luôn giữ cho da tay luôn khô ráo thì da của bạn vẫn luôn tồn tại một chút độ ẩm tự nhiên dưới dạng mồ hôi. Do đó, khi tiếp xúc với đá lạnh, nó sẽ khiến độ ẩm trên da bị "đóng băng". Lớp băng mới hình thành này nhanh chóng kết dính với đá vô tình khiến cho đá và da gắn chặt với nhau.
Theo các nguyên lý hóa học thì các nguyên tử oxy và hydro có trong phân tử nước đá đã liên kết với các nguyên tử hydro và oxy trong mồ hôi trên da của bạn. Sự liên kết này nhanh chóng hình một thành liên kết bền chặt. Kết quả là một số người bị đá dính chặt vào tay, vào lưỡi…
Tuy nhiên, đừng qua hoảng sợ hay lo lắng, mọi thứ sẽ được xử lý bằng cách hết sức đơn giản, nhanh chóng và không hề đau đớn. Thông thường, đá sẽ nhanh chóng tan và rơi ra khỏi da của bạn trong vài giây, vì nhiệt độ tự nhiên của cơ thể sẽ làm nó tan chảy ngay sau đó. Tuy nhiên, trường hợp cục đá quá to, quá "cứng đầu" và mãi không chịu nhả ra thì bạn chỉ cần lấy một chút nước ấm đổ lên trên bề mặt chỗ tiếp xúc giữa da và cục đá, chúng sẽ rời ra ngay thôi.
Lưu ý, tuyệt đối không nên dùng lực để kéo chúng ra, điều này có thể làm bạn bị đau cũng như làm da bị tổn thương.

Tại sao trời lạnh lại thèm ăn và ăn ngon miệng hơn?
Nếu cái lạnh mùa đông đang khiến bạn mở tủ lạnh kiếm đồ ăn, đừng tự trách mình - não của bạn đang muốn tìm kiếm calo.

Tại sao sau khi quét MRI lăng mộ Tần Thủy Hoàng, chuyên gia Đức lại khẳng định "nơi này không thể khai quật"?
Các chuyên gia người Đức đã từng sử dụng công nghệ chụp cộng hưởng từ (MRI) để quét khu vực Tần Lăng. Kết quả cho thấy nơi này là "bất khả xâm phạm".

Tại sao con người không có đuôi?
Nhiều loài động vật bậc cao có đuôi. Ngựa sử dụng đuôi để đuổi ruồi trong khi chim có đuôi để điều hướng khi bay. Vậy còn chúng ta thì sao? Tại sao con người lại không có đuôi?

Vì sao quả dâu tây có hạt bên ngoài?
Thoạt đầu bạn có thể nghĩ rằng dâu tây là loại quả có hạt nhưng thực tế không phải vậy.

Vì sao phi hành gia Mỹ từng phải cách ly khi trở về Trái đất?
Trở về Trái đất vào tháng 7/1969, nhà du hành vũ trụ Neil Armstrong phải đón sinh nhật thứ 39 trong khu cách ly.

Vì sao ngựa thường ngủ đứng?
Tài phi của ngựa thì ai cũng biết vì ngựa có thân hình thon dài, bốn chân vững chắc. Nhưng ngựa có đặc tính không giống với các loài động vật khác, đó chính là thích ngủ đứng vào ban đêm
