Hiện tượng kỳ lạ: Mặt trăng đang khóc
Mỗi thiên thạch rơi xuống, Mặt trăng của chúng ta lại bắn ra một ít nước như đang khóc, theo phát hiện mới của NASA.
Nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Nature Geoscience cho biết Mặt trăng của chúng ta bắn ra mỗi năm đến… 200 tấn nước vì bị vô số thiên thạch nhỏ tấn công.
Cách thức mà vũ trụ khiến Mặt trăng khóc - (ảnh: DAILY MAIL).
Sử dụng một thiết bị trên tàu thám hiểm môi trường bụi và khí quyển trên Mặt trăng của NASA (LADEE), tiến sĩ Mehdi Benna, nhà khoa học hành tinh của NASA, và các cộng sự đã phát hiện một lượng nước cao và dị thường trong bầu khí quyển của Mặt trăng.
Lượng nước này khiến nhiều dụng cụ trên tàu vũ trụ hóa thành miếng bọt biển đẫm nước. Thật bất ngờ, họ khám phá ra đó chính là "nước mắt" của Mặt trăng.
Mặt trăng của Trái đất - (ảnh: NASA).
Hiện tượng kỳ lạ này do các thiên thạch nhỏ rơi xuống Mặt trăng, tạo ra một sóng xung kích dội qua các tầng đất của Mặt trăng. Những sóng xung kích đủ lớn có thể phá vỡ lớp đất bề mặt khô ráo, giải phóng các phân tử nước từ một lớp ngậm nước bên dưới.
Tiến sĩ Benna cho biết phát hiện này có thể đặt nền móng cho các cuộc điều tra tương lai về nguồn gốc và số phận của Mặt trăng, hé lộ nhiều chi tiết thú vị về quá khứ địa chất và quá trình tiến hóa của nó.
Nước trên Mặt trăng cũng là lĩnh vực được NASA chú trọng nghiên cứu gần đây. Trong các tuyên bố trước đó, họ hướng đến tìm kiếm một nguồn nước dồi dào và bền vững trên hành tinh này để có thể phục vụ tại chỗ hoạt động trên căn cứ mặt trăng tương lai, đồng thời dùng các phương tiện hiện đại để biến nước và một số vật chất mặt trăng khác thành nhiên liệu tên lửa. Khi đó, Mặt trăng sẽ là một "trạm tiếp xăng", một địa điểm trung chuyển hoàn hảo cho các chuyến du hành đến hành tinh khác.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.
