Hiện tượng kỳ lạ: Tuyết hồng bao phủ sông băng dãy Alps
Các nhà khoa học đang nghiên cứu sự xuất hiện của tuyết hồng do tảo trên sông băng ở dãy Alps, hiện tượng làm tăng cường ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Giới nghiên cứu đang tranh luận về nguồn gốc của tảo, nhưng chuyên gia Biagio Di Mauro ở Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Italy cho rằng tuyết hồng ở sông băng Presena nhiều khả năng do cùng một loại tảo phát hiện trước đó tại Greenland gây ra. "Tảo không nguy hiểm. Đây là hiện tượng tự nhiên xảy ra trong suốt mùa xuân và mùa hè không chỉ ở vĩ tuyến giữa mà cả ở vùng cực", Di Mauro cho biết. Loại tảo mang tên Ancylonema nordenskioeldii có mặt ở vùng Dark Zone của Greenland, nơi băng đang tan chảy.
Thông thường, băng phản chiếu hơn 80% bức xạ từ Mặt Trời vào khí quyển. Nhưng khi tảo xuất hiện, chúng khiến băng sẫm màu hơn, hấp thụ nhiều nhiệt và tan chảy nhanh hơn. Tảo càng lan rộng, băng càng chảy nhanh hơn, giúp chúng có thêm nước và không khí, đổi lại trên mặt băng trắng ở vùng núi Passo Gavia cao 2.618m nhuốm sắc đỏ.
"Mọi thứ khiến tuyết trở nên tối màu đều làm tuyết tan chảy bởi chúng đẩy mạnh hấp thụ bức xạ", Di Mauro giải thích. "Chúng tôi đang cố gắng xác định ảnh hưởng của những hiện tượng khác ngoài con người trong việc khiến Trái Đất ấm lên nhanh". Theo Di Mauro, sự có mặt của người leo núi và thang máy trượt tuyết cũng tác động tới sự sinh sôi của tảo.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Hiện tượng băng tan để lại những hậu quả nặng nề như thế nào?
Hiện nay bên cạnh việc đối mặt với sự ô nhiễm trầm trọng của môi trường hay hiện tượng hiệu ứng nhà kính… thì Trái Đất của chúng ta còn đang phải đối mặt với một hiện tượng đáng lo ngại nữa đó chính là hiện tượng băng tan ở cả 2 cực (Bắc cực và Nam cực).

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Cầu vồng chỉ xuất hiện sau mưa mùa hè?
Sau những cơn mưa rào vào mùa hè, trên nền trời thường xuất hiện một dải cầu vồng với bảy sắc màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm tím được tạo nên bởi ánh sáng mặt trời bị khúc xạ từ những hạt nước.
