Hiện tượng lạ khi ong mật bay qua phía trên tấm gương

Các chuyên gia cho ong mật bay qua đường hầm gắn gương trên trần và dưới sàn, sau đó quan sát cách chúng bay khi che hoặc để lộ gương.

Năm 1963, nhà côn trùng học người Áo Herbert Heran và nhà khoa học hành vi Đức Martin Lindauer, phát hiện một điều bất thường về cách ong mật bay. Khi một đàn ong được huấn luyện để bay qua hồ, chúng chỉ có thể bay sang bờ bên kia nếu có sóng và gợn nước trên bề mặt. Nếu hồ phẳng lặng như gương, chúng sẽ đột ngột giảm độ cao đến khi đâm thẳng xuống dưới.

Hiện tượng lạ khi ong mật bay qua phía trên tấm gương
Một con ong mật đang bay. (Ảnh: Alamy)

Khi đó, các nhà khoa học cho rằng ong mật sử dụng các tín hiệu thị giác để điều hướng khi bay. Nghiên cứu mới trên tạp chí Biology Letters bổ sung thông tin thú vị về chiến thuật bay của sinh vật này, Science Alert hôm 17/4 đưa tin.

Tái tạo thí nghiệm năm 1963, nhóm nghiên cứu Pháp chỉ ra rằng ong mật quan sát mặt đất trôi nhanh bên dưới để điều chỉnh độ cao khi bay. Thí nghiệm diễn ra trong một đường hầm hình chữ nhật dài 220 cm đặt ngoài trời với gương gắn trên trần và dưới sàn.

Khi toàn bộ gương được che phủ, ong mật thường bay từ bên này sang bên kia đường hầm để lấy thức ăn với độ cao gần như không đổi. Khi để lộ gương trên trần khiến chiều cao của đường hầm trông như tăng gấp đôi, bầy ong vẫn dễ dàng bay qua.

Nhưng khi để lộ gương dưới sàn khiến mặt đất trông xa gấp đôi, những vụ va chạm bắt đầu xảy ra. Ban đầu ong mật bay bình thường, nhưng sau khi bay khoảng 40 cm, độ cao của chúng bắt đầu giảm dần đến khi nó đâm vào mặt gương. Khi cả trần và sàn đều là gương, ong mật giảm độ cao sau khi bay chỉ khoảng 8 cm và không lâu sau thì đâm xuống dưới.

Điều này rất giống tình trạng mất phương hướng trong không gian đôi khi xảy ra với các phi công. Khi không thể xác định tốc độ của máy bay so với mặt đất, phi công rất khó duy trì độ cao.

Ngay cả trong "vòng xoáy nghĩa địa" (tình trạng máy bay giảm độ cao, dần lao xuống đất theo đường xoắn ốc), các giác quan có thể đánh lừa con người là vẫn đang bay một cách thăng bằng. Vì vậy, các công cụ trên máy bay vô cùng quan trọng. Chúng giúp phi công vượt qua những ảo ảnh không gian và giữ cho máy bay ở trên cao kể cả khi không có các cấu trúc hay bóng trên mặt đất hoặc nước bên dưới.

Ong mật không có hệ thống như vậy để giúp chúng thoát thân. Kể cả khi tấm gương dưới sàn chỉ xuất hiện ở nửa sau đường hầm, chuyến bay ổn định của chúng ở nửa đầu tiên cũng bị gián đoạn bởi một cú lao dốc đột ngột.

Nghiên cứu mới cho thấy, có vẻ ong sử dụng các dấu hiệu thị giác dưới mặt đất để duy trì độ cao thay vì dấu hiệu thị giác trên bầu trời. Khi mặt đất không còn cung cấp đường cơ sở phù hợp, ong sẽ hạ độ cao để xem liệu chúng có thể khôi phục nó hay không. Chúng nghĩ mặt đất ở xa hơn thực tế, cuối cùng đâm sầm xuống.

Nếu bầy ong mật trong thí nghiệm được cung cấp trường thị giác rộng hơn, có thể chúng sẽ sử dụng các dấu hiệu khác xung quanh để giúp duy trì độ cao. Nhưng khi bay ngang qua một hồ nước lớn phẳng lặng hoặc đường hầm kín, có rất ít lựa chọn mà chúng có thể dùng để đo độ cao.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện loài hoa dại tưởng đã tuyệt chủng 40 năm trước tại Ecuador

Phát hiện loài hoa dại tưởng đã tuyệt chủng 40 năm trước tại Ecuador

Các nhà sinh vật học đã tìm thấy loài hoa dại Gasteranthus extincus - được cho là đã tuyệt chủng tại Ecuador 40 năm về trước.

Đăng ngày: 19/04/2022
Top 20 cái cây hình hài kỳ dị khắp thế giới: Từ quái vật thần thoại đến

Top 20 cái cây hình hài kỳ dị khắp thế giới: Từ quái vật thần thoại đến "ác quỷ" xấu xí khó tin

Nếu có cơ hội được nhìn thấy tận mắt những cái cây hình thù độc lạ này, bạn sẽ kinh ngạc vì sự diệu kỳ của thiên nhiên.

Đăng ngày: 18/04/2022
Danh sách những cây nhiệt đới khử độc đất hiệu quả, có cả rau má và dương xỉ

Danh sách những cây nhiệt đới khử độc đất hiệu quả, có cả rau má và dương xỉ

Thử nghiệm thực hiện bởi nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học Công nghệ Nanyang và Ban Công viên Quốc gia Singapore cho thấy một số loài cây có thể loại bỏ kim loại độc hại ra khỏi đất.

Đăng ngày: 16/04/2022
Tìm thấy loài phong lan từng biến mất trong gần một thế kỷ

Tìm thấy loài phong lan từng biến mất trong gần một thế kỷ

Prasophyllum morganii, còn gọi là phong lan tỏi tây mignonette, được ghi nhận lần cuối vào năm 1933, đã được phát hiện lại ở Australia trong các cuộc khảo sát sau trận cháy rừng Mùa hè đen năm 2019-2020.

Đăng ngày: 15/04/2022
Cục trưởng Cục Trồng trọt cho hay:

Cục trưởng Cục Trồng trọt cho hay: "Bạch hải đường là cây rất bình thường, hãy nhớ bài học lan đột biến"

Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) Nguyễn Như Cường khẳng định bạch hải đường là cây rất bình thường, không có gì quý hiếm.

Đăng ngày: 15/04/2022
Phát hiện hàng nghìn virus mới dưới đại dương

Phát hiện hàng nghìn virus mới dưới đại dương

Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature, hơn 5.000 loài virus mới đã được xác định trong các đại dương khắp thế giới.

Đăng ngày: 13/04/2022
Phát hiện bất ngờ: Loài nấm có thể trò chuyện giống con người

Phát hiện bất ngờ: Loài nấm có thể trò chuyện giống con người

Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Anh cho thấy, nấm không chỉ " nói chuyện" với các cá thể khác thông qua sợi nấm mà còn sử dụng tới 50 từ khiến ai cũng phải kinh ngạc.

Đăng ngày: 12/04/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News