Hiện tượng thời tiết kỳ lạ: Một phần nước Mỹ tê liệt vì băng tuyết ngay đầu mùa thu
Mặc dù mới chỉ một tuần bước sang thu, song khu vực phía Bắc dãy núi Rocky (miền Tây Bắc nước Mỹ) đã phải hứng chịu điều kiện thời tiết giá lạnh như giữa mùa Đông, với lượng tuyết rơi kỷ lục làm tê liệt hoạt động giao thông.
Tuyết phủ kín phía Bắc dãy núi Rocky. (Ảnh: The Weather Network (TWN)).
Theo ghi nhận của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia (NWS), vào hôm 30/9, lượng tuyết rơi tại khu vực này là 121 cm. Thậm chí tiểu bang Montana bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong cơn bão sớm đầu mùa này đã phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp, giải tỏa các con đường bị tuyết chặn đứng.
Ô tô bị ngập trong tuyết rơi dày hơn 1m. (Ảnh: TWN).
Thống đốc bang Montana ông Steve Bullock đã kêu gọi tình trạng khẩn cấp sau khi tuyết dày 101cm rơi xuống thành thị trấn Browning, khiến các tuyến đường cao tốc tê liệt và gây ra loạt vụ tai nạn giao thông. Một số nơi đã phải hoãn các chuyến bay, cắt điện vì lượng tuyết dày đặc.
“Phải quay trở lại những năm 1930 thì hiện tượng bão tuyết rơi sớm vào mùa thu như này mới xảy ra. Khu vực phía Tây Bắc tuyết rơi dày 60-90 cm”, Josh Weiss – nhà dự báo thời tiết tại NWS cho hay.
Bang Washington cũng hứng chịu lượng tuyết dày gần 50cm, trong khi một số khu vực khác như California, Nevada, Wyoming, Oregon và Idaho ghi nhận có tuyết rơi.
Khung cảnh lá đỏ mùa thu giờ khác lạ trong khung cảnh trắng xóa của tuyết. (Ảnh: TWN).
Vườn hướng dương ủ rũ trước giá băng. (Ảnh: TWN).
Lượng tuyết rơi dày hơn 1m được ghi nhận là mức kỷ lục so với thời điểm đầu thu.
Nhiệt độ trong thời điểm này tại các bang trên cũng xuống thấp kỷ lục -6,6 độ C.
"Với một cơn bão mùa đông bất thường như này vào tháng 9 đã khiến tiểu bang bất ngờ. Chính quyền tiểu bang và địa phương đang phối hợp chặt chẽ để bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của người dân Montana”, Thống đốc Bull Bullock cho hay. “Tin tốt là cơn bão đang giảm cường độ xuống. Nhưng nó vẫn kéo dài đến hết sáng 30/9”.

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Tại sao khi tuyết tan trời lạnh hơn lúc tuyết rơi?
Câu nói: "Tuyết rơi không lạnh bằng lúc tuyết tan" là một kinh nghiệm được đúc kết từ những người cao tuổi và rất phù hợp với thực tế. Để có tuyết rơi vào mùa đông, ngoài điều kiện bầu trời phải có đầy đủ lượng hơi nước ra (v&agr

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.
