Hiệu ứng Baader Meinhof – khi bạn vừa biết về một thứ gì đó thì thấy nó xuất hiện khắp mọi nơi
Tại sao lại thế nhỉ? Câu trả lời nay đã có rồi: là một hiệu ứng tâm lý thôi.
Thử đến với một tình huống của bất kì người học ngoại ngữ nào nhé: Bạn rất hứng thú với một từ mới mà mình vừa học được. Có thể là bất kì từ nào, về cái gì cũng được, miễn là bạn chú ý đến nó.
Hiện tượng này khiến mọi thức trở nên quen thuộc.
Nhưng rồi, bạn bắt đầu thấy nó ở khắp mọi nơi, trên tạp chí, trên nhãn dán sản phẩm, trong một cuốn sách, trên Facebook... Nó xuất hiện ngày càng nhiều và khiến bạn phải tự hỏi: "Tại sao thật tình cờ và thật bất ngờ, mọi người lại đều sử dụng từ này thế? Là trend à? Hay một biệt ngữ "kinh điển"?"
Nếu bạn đã từng rơi vào hoàn cảnh này và chưa từng có câu trả lời, thì hôm nay chúng ta có đáp án đây. Mọi chuyện đến từ một hiện tượng tâm lý, mang tên Baader Meinhof.
Hiệu ứng ảo giác khiến mọi thứ trở nên thật quen thuộc
Về cơ bản, Baader Meinhof có thể hiểu là một ảo giác về tần số khi bạn mới biết về một thông tin mới và rồi nó xuất hiện ở mọi nơi.
Hiện tượng này xảy ra với hầu hết chúng ta, với lời giải thích đơn giản là khi chưa biết thì ta thường không để ý đến. Còn khi đã biết rồi, não bộ sẽ chú ý hơn về nó, nên bạn sẽ có cảm giác tần suất thông tin ấy xuất hiện nhiều hơn bình thường.
Quá trình sàng lọc là một phần của hiện tượng này
Cho những ai chưa biết, có rất nhiều quá trình tâm lý diễn ra khi ta học, trong đó có quá trình chọn lọc thông tin.
Về bản chất, lý do chúng ta phải chọn lọc thông tin là vì khả năng chú ý là có hạn, nên não cần bỏ qua đi những chi tiết không quan trọng và chỉ tập trung vào các thông tin thực sự có giá trị.
Bạn học một thứ gì đó và nhớ được nó, cũng có nghĩa rằng thông tin ấy đã thu được sự tập trung từ bạn. Sự sàng lọc sẽ tiếp quản công việc tiếp theo, và đây là mấu chốt của câu chuyện.
Khi thông tin đã được chọn, bạn sẽ chú ý đến nó hơn mỗi khi nó xuất hiện. Còn trước đó, tần suất của thông tin ấy vẫn vậy, nhưng vì bạn không chú ý nên chẳng bao giờ nhận ra.
Hiện tượng Baader Meinhof không hẳn là xấu.
Nhưng một phần cũng do thành kiến trong nhận thức
Đó là khi bạn tiếp nhận một quan điểm và cực kỳ tin tưởng vào nó. Điều này khiến não bộ của bạn tìm đến những ví dụ ủng hộ quan điểm ấy một cách vô thức, để rồi hiệu ứng Baader Meinhof lại xảy ra. Đó được gọi là "thành kiến nhận thức" (cognitive bias) - tức là bạn có xu hướng chú ý đến những thứ bạn muốn thấy hơn.
Hiện tượng này không xấu
Hiện tượng Baader Meinhof không hẳn là xấu. Ngược lại, hãy xem nó như một biện pháp khuyến khích chúng ta bước ra ngoài tìm tòi những thứ mới mẻ, giúp mở ra những khả năng bất ngờ mà não bộ chưa biết.
Bởi vì nếu như chúng ta không chịu học hỏi, bạn sẽ bị mắc kẹt trong việc chỉ nhìn đi nhìn lại một chi tiết cũ nhèm. Và nếu bạn thực sự hiểu sự phức tạp và rộng lớn của thế giới này, bạn sẽ tự thấy mình cần phải học nhiều hết mức có thể.
Chỉ có cách đấy, bạn mới có thể thấy được những thứ thú vị, mới mẻ xung quanh.