Hình ảnh chưa từng thấy về virus SARS-CoV-2

Đây có thể là chìa khóa giúp chế phẩm sinh học xâm nhập cỗ máy phân tử của virus SARS-CoV-2 và bất hoạt nó.

Mới đây, các nhà nghiên cứu tại Đại học Rockefeller (Mỹ) tìm ra hình ảnh phân giải cấp độ nguyên tử của hệ thống sao chép SARS-CoV-2. Đây là dữ liệu chưa từng có về loại virus gây bệnh viêm phổi mới.

Cách virus SARS-CoV-2 nhân bản là câu đố phức tạp với nhiều mảnh ghép còn thiếu. Tìm ra cách thức virus sao chép là bước tiến quan trọng giúp ngăn ngừa lây nhiễm và chặn đứng đường đi của nó.

Hình ảnh chưa từng thấy về virus SARS-CoV-2
Phức hợp RdRp-helicase đọc và sao chép vật liệu di truyền SARS-CoV-2. (Ảnh: Rockefeller University).

PGS.TS Elizabeth Campbell, thành viên của dự án, cho biết: “Mẫu cấu trúc bổ sung cho virus SARS-CoV-2 của chúng tôi hữu ích với các nhà phát triển thuốc. Đây có thể là chìa khóa giúp chế phẩm sinh học xâm nhập cỗ máy phân tử của virus và bất hoạt nó”.

Giống như nhiều loại virus khác, SARS-CoV-2 sao chép vật chất di truyền thông qua enzyme RNA polymerase. Nếu không có nó, virus không thể nhân lên trong tế bào người. Do đó, đây cũng là chìa khóa để tạo ra các loại thuốc kháng virus.

Enzyme này không hoạt động một mình. Nó kết hợp cùng nhiều protein khác, tạo thành phức hợp RdRp-helicase, tăng sức mạnh chống thuốc.

Từng phân tử thuốc len lỏi vào ngõ ngách RNA polymerase khổng lồ và chặn các “bánh răng”, khiến virus ngừng hoạt động. Để làm được điều đó, thuốc kháng virus phải chuẩn xác đến từng phân tử nhỏ. Cơ sở chế tạo nó là bức tranh chi tiết, đầy đủ về RNA polymerase.

Hình ảnh của nhóm nghiên cứu Đại học Rockefeller đã hoàn chỉnh diện mạo cỗ máy sao chép trong SARS-CoV-2. Kỹ thuật nhóm sử dụng là kính hiển vi điện tử lạnh.

Dựa trên kết quả tìm thấy, nhóm có thể nhìn mọi chiều không gian của enzyme RNA polymerase. Nhờ đó, họ phát hiện ngay cả khi kết hợp cùng nhiều protein, các khoang đều không thay đổi hình dạng. Từ đó, một phân tử thuốc ức chế sẽ có tác dụng với phức hợp RdRp-helicase.

Hình ảnh này còn khám phá một điểm yếu chưa từng biết đến của enzyme RNA polymerase. Nơi đó dễ bị tác động bởi thuốc và không khó để phá hủy. Điều này tạo cơ sở bẻ khóa virus, bất hoạt và tiêu diệt nó.

Kết quả này được công bố trên tạp chí Cell.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Giá vaccine ngừa Covid-19 xuất khẩu của Nga đắt hay rẻ?

Giá vaccine ngừa Covid-19 xuất khẩu của Nga đắt hay rẻ?

Vaccine Covid-19 của Nga được sử dụng theo đường tiêm, với một liều là hai mũi tiêm và chỉ được sử dụng trong các cơ sở y tế, giá ít nhất là 10 USD.

Đăng ngày: 13/08/2020
Phát hiện nCoV trên bao bì hải sản ở Trung Quốc

Phát hiện nCoV trên bao bì hải sản ở Trung Quốc

Giới chức Trung Quốc phát hiện nCoV trên bao bì hải sản đông lạnh tại thành phố cảng Yên Đài, phía đông tỉnh Sơn Đông.

Đăng ngày: 12/08/2020
Những ứng viên tiềm năng của cuộc đua vaccine phòng Covid-19

Những ứng viên tiềm năng của cuộc đua vaccine phòng Covid-19

Ngoài vaccine vừa phê duyệt của Nga, thế giới có hơn 150 loại đang được gấp rút phát triển, một số có thể sử dụng từ tháng 10.

Đăng ngày: 12/08/2020
14 loại khẩu trang phòng Covid-19: Loại nào phản tác dụng nhất?

14 loại khẩu trang phòng Covid-19: Loại nào phản tác dụng nhất?

Theo một nghiên cứu mới tại Mỹ, khẩu trang dệt kim và khăn trùm từ cổ lên mặt là những loại che chắn kém hiệu quả nhất trong việc phòng dịch Covid-19.

Đăng ngày: 11/08/2020
Hàn Quốc phát hiện ba chủng Covid-19 đột biến mới, các bác sĩ chưa rõ độc lực

Hàn Quốc phát hiện ba chủng Covid-19 đột biến mới, các bác sĩ chưa rõ độc lực

3 biến chủng virus nCoV mới vừa được phát hiện tại Hàn Quốc có nguồn gốc từ Pakistan và Uzbekistan, hiện chưa rõ độc lực của chúng ra sao so với các chủng đã ghi nhận.

Đăng ngày: 11/08/2020
Tổng thống Putin tuyên bố Nga đã có vaccine Covid-19

Tổng thống Putin tuyên bố Nga đã có vaccine Covid-19

Tổng thống Nga tuyên bố nước này đã phát triển loại vaccine đầu tiên cung cấp khả năng "miễn dịch bền vững" chống Covid-19.

Đăng ngày: 11/08/2020
Các nhà khoa học Nhật Bản dùng tằm để phát triển vaccine Covid-19

Các nhà khoa học Nhật Bản dùng tằm để phát triển vaccine Covid-19

Các nhà khoa học Nhật Bản đang sử dụng tằm để sản xuất protein phục vụ phát triển vaccine ngăn ngừa sự lây lan của virus corona.

Đăng ngày: 10/08/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News