Hình ảnh sét đánh trên không gian
Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) vừa công bố bức ảnh ấn tượng chụp ngay khoảnh khắc một ngọn sét xuất hiện trong khí quyển.
>>> Chiêm ngưỡng sét hòn cực hiếm trong tự nhiên
Ảnh: NASA
Một phi hành gia đã ghi được hình ảnh này từ Trạm không gian quốc tế (ISS) sau khi lắp đặt thiết bị mới tên Firestation để theo dõi sét. Bức ảnh cho thấy quang cảnh đầy mây phía trên bán đảo Ả Rập, với quầng tím nhạt cho thấy nơi sét vừa giáng xuống. Phần màu cam ở rìa dưới bức ảnh là thành phố Kuwait, trong khi chùm ánh sáng nhỏ hơn ở phần trên là thành phố Hafar Al Batin của Ả Rập Xê Út.
Nhìn qua có vẻ như đây là hình ảnh hiếm gặp, nhưng trên thực tế sét khá phổ biến, liên tục rạch nát khí quyển trái đất với tần suất khoảng 50 lần/giây. Điều này có nghĩa là có đến 4,3 triệu cú sét mỗi ngày hoặc 1,5 tỉ/năm, theo Space.com dẫn thông báo từ NASA. Tuy nhiên, cơ quan không gian của Mỹ chỉ đặc biệt quan tâm đến một dạng sét: loại cực hiếm phát ra tia gamma, tức dạng bức xạ thường được tạo ra từ các ngôi sao đang giãy chết và trong các phản ứng nhiệt hạch.
Sét dạng này được gọi là TGF, chúng mạnh đến nỗi đủ sức tạo ra phản vật chất trong khí quyển trái đất. TGF không được phát hiện cho đến thập niên 1990, nhưng vẫn chưa rõ tại sao hiện tượng sét có thể tạo ra dạng bức xạ đặc biệt này.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực
Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá
Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?
Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.
