Hình ảnh về "thế giới ngầm" vừa được phát hiện dưới đáy biển
Các nhà nghiên cứu đã có khám phá đáng kinh ngạc này trong chuyến thám hiểm kéo dài 30 ngày trên tàu nghiên cứu "Falkor" của Viện Đại dương Schmidt, khám phá một ngọn núi lửa dưới nước ngoài khơi Trung Mỹ thuộc Thái Bình Dương.
Nằm dọc theo dãy núi lửa đang hoạt động là các miệng phun thủy nhiệt (khe nứt ở đáy biển), nơi nước và macma nóng từ dưới lớp vỏ Trái đất kết hợp với nhau tạo thành một loại suối nước nóng dưới biển.
Những miệng phun thủy nhiệt này thải ra các nguyên tố giúp vi khuẩn, trai, giun ống và các loài động vật khác tụ tập xung quanh ở độ sâu cực đại của đại dương. Hệ sinh thái này đã được nghiên cứu sâu, nhưng các khu vực bên dưới phần lớn vẫn nằm ngoài tầm hiểu biết.
Lươn biển bơi ngang qua một tháp giun ống tại Tica Vent, một địa điểm miệng phun thủy nhiệt trên Đới nâng đông Thái Bình Dương. (Ảnh: Viện Đại dương ROV SuBastian/Schmidt).
"Thế giới ngầm" dưới đáy biển
Sử dụng phương tiện điều khiển từ xa SuBastian, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một điều bất ngờ: các hang động được kết nối với các miệng phun thủy nhiệt chứa đầy giun ống khổng lồ, một số dài tới 0,5 mét, và các loài động vật khác.
Phát hiện này cho thấy sự kết nối giữa hệ sinh thái đáy biển và dưới đáy biển, cho phép sự sống phát triển mạnh mẽ ở những nơi không ngờ tới trên và dưới đáy đại dương.
Tiến sĩ Sabine Gollner, đồng tác giả nghiên cứu, nhà sinh vật học biển tại Viện nghiên cứu biển Hoàng gia Hà Lan, cho biết: "Chúng tôi muốn hiểu cách động vật di chuyển và cách chúng phân tán, vì vậy chúng tôi đã khám phá bên dưới bề mặt. Động vật có thể sống bên dưới các miệng phun thủy nhiệt, và đối với tôi, điều đó thật đáng kinh ngạc".
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng robot thám hiểm SuBastian để khoan những lỗ nhỏ vào đá dưới đáy biển và nâng chúng lên, để lộ các khoang bên dưới các miệng phun thủy nhiệt, cũng như giun ống ở cả dạng ấu trùng và trưởng thành, động vật di động như ốc sên và vi khuẩn tổng hợp hóa học.
Ánh sáng mặt trời không thể xuyên qua độ sâu của đáy đại dương để giúp các sinh vật quang hợp. Thay vì ánh sáng mặt trời, vi khuẩn sử dụng các phản ứng hóa học để tạo ra đường, sau đó các động vật khác tụ tập xung quanh sử dụng để sống.
Một cụm giun ống lớn sinh sống cố định tại vùng ngoại ô Fava Flow, một địa điểm trên Đới nâng đông Thái Bình Dương. (Ảnh: Viện Đại dương Schmidt).
Bảo vệ thế giới ngầm
Tiếp theo, nhóm nghiên cứu muốn xác định xem liệu có sự sống tồn tại bên dưới tất cả các miệng phun thủy nhiệt dưới biển sâu hay không, cũng như các hang động này trải dài theo chiều ngang và chiều dọc đến mức nào.
Nhưng cần phải hết sức cẩn thận khi nghiên cứu các hệ sinh thái mong manh này. Trong nghiên cứu , các nhà nghiên cứu chỉ nhấc 6 ô vuông nhỏ dưới đáy biển có kích thước khoảng 50 x 50 cm để gây ra ít xáo trộn nhất có thể.
Nhóm nghiên cứu lo ngại rằng việc nâng những khối lớn hơn hoặc bất kỳ hình thức khoan lớn nào, chẳng hạn như khai thác biển sâu, có thể thay đổi lộ trình của các miệng phun thông thủy nhiệt và chuyển hướng chúng đi đến những địa điểm khác, khiến các loài động vật tụ tập xung quanh lỗ thông chết.

Những bãi biển nguy hiểm nhất thế giới
Phần lớn du khách đều muốn đi biển vào mùa hè, nhưng nhiều bãi biển tiềm ẩn những nguy hiểm chết người.

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc
Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi
Một mối quan hệ giữa hai cá thể (loài vật, cây, con người...) chỉ tồn tại được lâu dài nếu cả hai bên đều được lợi. Đó là quy luật cộng sinh.

Tìm hiểu về loài mực - cách mà loài thân mềm yếu ớt sinh tồn
Mực có kích cỡ rất đa dạng từ khổng lồ 14m đến loài mực lùn chỉ dài 2,5cm. Các con vật này được xếp vào nhóm động vật thân mềm.

Sự thật đằng sau việc cho cá voi trắng ăn đá viên là gì?
Trong mùa hè thiêu đốt này, có lẽ bạn đang nghĩ ra nhiều cách khác nhau để giải nhiệt. Nhưng bạn có bao giờ thắc mắc tại sao chúng ta thường thấy người ta cho cá voi beluga ăn đá viên không?

Đốm màu bí ẩn khổng lồ ở Thái Bình Dương cuối cùng cũng được hé lộ
Được biết tới kể từ năm 2010, những đốm màu khổng lồ ở Thái Bình Dương đã trở thành một bí ẩn với những ai chứng kiến.
