Hình ảnh vệ tinh ma quái của siêu bão Matthew khiến dân mạng sợ hãi
Cộng đồng mạng đang chia sẻ hình ảnh chụp vệ tinh của cơn bão "quái vật" Matthew đang quét qua đảo quốc Haiti.
Vào ngày 5/10, ông Stu Ostro – trưởng ban thông tin thời tiết của kênh truyền hình The Weather Channel đã đăng tải hình ảnh chụp từ vệ tinh của cơn bão Matthew khi đổ bộ vào Haiti. Hình ảnh này được Cơ quan hàng không vũ trụ quốc gia Mỹ (NASA) chụp bằng hệ thống máy quay vệ tinh.
Cơn bão "quái vật" Matthew. (ảnh: Twitter).
Đáng nói là, sau khi được chỉnh sửa màu sắc, cơn bão trông như một chiếc đầu lâu có mắt và răng, khiến nhiều người cảm thấy sợ hãi.
Mặc dù vậy, một số người vẫn tỏ ra hoài nghi trước tính chân thực của bức ảnh này. Đáp lại những thắc mắc của cư dân mạng, chính ông Ostro đã phải lên Twitter khẳng định rằng tấm ảnh thật 100% và không hề có sự can thiệp của các kỹ thuật chỉnh sửa hình ảnh.
Cơn bão đã gây ra nhiều thiệt hại cho Haiti. (ảnh: Reuters).
Vào ngày 5/10, bão Matthew đã chuyển hướng sang Bahamas và vùng biển phía Đông bang Florida (Mỹ), sau khi càn quét Haiti và Cuba gây mưa lớn và ngập lụt, khiến hàng trăm ngàn người phải sơ tán và 17 người thiệt mạng. Theo đánh giá của các cơ quan khí tượng thủy văn, Matthew là cơn bão mạnh nhất khu vực Caribe trong gần một thập kỷ qua.
Phó Đại diện đặc biệt của Tổng Thư ký Liên hợp quốc tại Haiti Mourad Wahba cho biết siêu bão Matthew đã gây ra "hậu quả nhân đạo tồi tệ nhất" tại Haiti kể từ khi trận động đất tàn phá quốc gia này 6 năm về trước.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.
