Hình dạng kỳ dị của loài "quái thú điên rồ" 66 triệu năm tuổi
Các nhà khoa học phát hiện hóa thạch 66 triệu năm tuổi của loài động vật có vú lâu đời nhất thế giới, với hình dạng rất kỳ quái.
Hóa thạch loài Adalatherium.
Loài sinh vật này được biết đến với cái tên Adalatherium (thú điên). Hóa thạch được phát hiện ở phía tây bắc của Madagascar, một phần của siêu lục địa Gondwana hàng triệu năm trước.
Điều khiến các nhà khoa học ngạc nhiên là Adalatherium có cơ thể kỳ lạ, những chiếc răng kỳ lạ và những lỗ hổng quái dị trong hộp sọ.
Hình ảnh bộ xương của Adalatherium hui sau khi được sắp xếp lại.
"Khi tiến sĩ Krause đưa nó cho tôi xem trong một hội nghị khoa học và hỏi ý kiến, tôi nói rằng mình chưa bao giờ thấy bất cứ thứ gì như thế này. Loại động vật có vú này có phần răng mà chúng ta không tìm thấy thứ gì tương đương ngày nay", Guillermo Rougier, đồng tác giả của nghiên cứu cho hay.
Hình ảnh mô phỏng về Adalatherium. (Ảnh: Science).
Hóa thạch của Adalatherium được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1999 với các mảnh hông và mặt sau của hộp sọ. Chúng được bảo quản rất tốt.
Rougier mô tả Adalatherium giống một con hải ly hoặc chuột lang nước nhỏ. Nó có 2 chân sau dài; 2 chân trước giống như chân chó hoặc mèo. Ông và các cộng sự tin rằng hình dạng của Adalatherium có thể xuất phát từ thực tế Madagascar là một hòn đảo biệt lập.
"Adalatherium là sản phẩm của thời kỳ bị cô lập khi đảo Madagascar tách ra khỏi Ấn Độ và chuyển hướng sang châu Phi. Vì vậy, về cơ bản, đây có thể là ví dụ về cái mà chúng ta gọi là địa sinh học đảo hay tiến hóa đảo", ông Rougier cho hay.
Theo Rougier, những nơi biệt lập trong thời gian dài thường tạo ra các kết quả độc đáo trong sinh học. "Adalatherium là loài động vật mà chúng ta không tì thấy bất kỳ sự tương đồng nào", ông nói thêm.
Đôi chân vạm vỡ cùng những móng vuốt ở bàn chân sau của Adalatherium cho thấy nó rất giỏi đào bới. Nhưng hai chân trước của nó ít cơ bắp hơn chỉ ra rằng nó chạy khá nhanh.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều câu hỏi mà nhóm nghiên cứu chưa thể lý giải về sinh vật này. Một trong số đó là chiếc lỗ trên chóp mõm của nó.
"Adalatherium chỉ đơn giản là kỳ quặc", chuyên gia Simone Hoffmann - đồng tác giả của nghiên cứu cho biết.
Tuy nhiên, loài "thú điên" này có thể giúp các nhà khoa học tìm hiểu rõ hơn về cách các loài động vật có vú, hoặc ít nhất là một số loài trong số chúng phát triển như thế nào.
“Adalatherium là một phần quan trọng trong một câu đố rất lớn về quá trình tiến hóa của động vật có vú sớm ở Nam bán cầu", Hoffmann cho hay.
Madagascar tách ra khỏi Ấn Độ và chưa bao giờ đến được châu Phi trong suốt hành trình 100 triệu năm của nó.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Tìm ra nguyên nhân khiến cho nền văn minh Maya sụp đổ
Phân tích của nghiên cứu cho thấy lượng mưa hàng năm giảm mạnh và độ ẩm giảm đã góp phần gây ra hạn hán và chấm dứt nền văn minh Maya.

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t

Những điều chưa biết về khủng long
Khủng long chính là 1 trong những sinh vật cổ đại nổi tiếng nhất trên Trái Đất, với vô vàn bí ẩn thú vị đang dần được khám phá đến tận ngày nay.

Giải oan cho loài chim bị con người tuyệt diệt
Dodo - loài chim bị con người tàn sát đến mức tuyệt chủng - luôn bị gán cho biệt danh "ngu ngốc, khờ khạo".

Vì sao Trung Quốc chưa dám khai quật tiếp lăng mộ Tần Thủy Hoàng?
Theo Ancient Origins, 2.200 năm trước, hoàng đế Tần Thủy Hoàng là người đầu tiên thống nhất Trung Hoa, sau thời Chiến quốc khói lửa.
