Sự thật ít ai biết khi trẻ lần đầu nhìn vào gương
Bạn đã bao giờ thấy một em bé nhìn vào hình ảnh phản chiếu của mình trong gương chưa? Nếu bạn có cơ hội chứng kiến sự kiện đó ngay lần đầu tiên nó diễn ra, bạn sẽ nhận thấy một điều rất thú vị!
Em bé sau khi nhìn thấy hình ảnh phản chiếu của chính mình, sẽ giật mình trong một khoảnh khắc và sau đó vô cùng thích thú với bất cứ thứ gì bé có thể nhìn thấy trong gương. Đây có vẻ chỉ là một sự cố nhỏ, dễ thương, nhưng trong nhiều năm qua, rất nhiều cuộc tranh luận đã nổ ra về khoảnh khắc tưởng như nhỏ nhặt ấy.
Em bé thích thú khi lần đầu nhìn thấy mình trong gương.
Vậy, khoảnh khắc này có ý nghĩa gì? Có phải chỉ đơn giản là một đứa trẻ nhìn thấy chính mình lần đầu tiên và ghi lại nó?
Sự thật là, khoảnh khắc lần đầu nhìn thấy mình trong gương chính là thời điểm quan trọng trong sự phát triển nhân cách của một người. Điều này đã được chứng minh bởi học thuyết "Giai đoạn soi gương" (mirror stage theory) được nghiên cứu bởi nhà phân tâm học người Pháp Jacques Lacan.
Jacques Lacan - Nhà phân tâm học nổi tiếng với Học thuyết "Giai đoạn soi gương".
Theo học thuyết, "Giai đoạn soi gương" được chia làm hai phần: Giai đoạn "Cái tôi lý tưởng" và "Giai đoạn ngôn ngữ xã hội".
Giai đoạn "Cái tôi lý tưởng"
Theo Lacan, khi một đứa trẻ được sinh ra, môi trường xung quanh mới, khác biệt ở khắp mọi nơi tạo ra rất nhiều cảm giác tiêu cực trong trẻ, đồng thời trong 6-18 tháng đầu, một đứa trẻ chưa thể nhận biết được mình là một "con người" cũng như đồng loại của mình. Sự lo lắng, sợ hãi và bối rối thường xuyên khiến trẻ vào giai đoạn bất lực vĩnh viễn.
Trẻ em không bao giờ hài lòng với hình ảnh của chính mình trong gương.
Khi em bé nhìn thấy mình lần đầu tiên trong gương, tất cả những cảm giác đó đều được thể hiện dưới dạng vật chất - hình dạng của cơ thể. Trong khoảnh khắc khi đứa bé giật mình, nó cuối cùng đã xác định được là một con người, và ‘cái tôi' của nó được sinh ra.
Tuy nhiên, do đã trải qua quãng thời gian bất lực, trẻ bắt đầu thất vọng về bản thân ở trong gương, đồng thời, một "hình mẫu lý tưởng" suốt đời sẽ được hình thành. Khi đứa bé lớn lên, nó liên tục so sánh phiên bản ‘lý tưởng' của chính nó với những gì nó nhìn thấy trong gương.
Những trải nghiệm đầu đời này khiến một người hầu như không bao giờ hài lòng với những gì họ nhìn thấy trong gương.
Giai đoạn ngôn ngữ xã hội
Trong giai đoạn này, những lời nhận xét của những người gần gũi với đứa trẻ sẽ tác động mạnh mẽ đến trẻ, khiến chúng nghĩ rằng: "Đúng vậy, mình phải như vậy!".
Nếu đứa trẻ không thể đạt được những gì chúng phải như thế, thì điều đó sẽ tạo ra sự không hài lòng với thể chất của chúng. Đó là quá trình phát triển "Cái tôi lý tưởng" trong giai đoạn này.
Đây là phần lý thuyết mà Lacan đã xem xét lại vào những năm 1960, nơi ông nhấn mạnh vai trò của gia đình, cho thấy tầm quan trọng của nó đối với sự phát triển của đứa trẻ và tính cá nhân của nó.
Gia đình và người thân đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành "cái tôi lý tưởng" của trẻ.
Rõ ràng rằng, một đứa trẻ, theo cái tôi lý tưởng của chính nó, tạo ra hình mẫu mà nó muốn phấn đấu. Trẻ em luôn tiếp thu những điều nhỏ nhất trong tiềm thức từ đó hình thành nhân cách của chúng trong suốt cuộc đời. Điều quan trọng là phải nhận ra những yếu tố như vậy không chỉ với tư cách là cha mẹ mà còn với tư cách là con người để hiểu chính bản thân mình một cách đầy đủ nhất.