Xem cá voi sát thủ nuốt cả trăm con cá trích chỉ trong một cú đớp
Trong thế giới đại dương, hiếm có sinh vật nào vượt qua được cá voi sát thủ về độ tinh nhạy rình bắt mồi.
Chúng nổi tiếng về phương pháp săn mồi thông minh nhưng không kém phần tàn nhẫn, nên còn được gọi là "sói biển". Một trong số những con mồi hấp dẫn của loài này, chính là cá trích.
Hàng tỷ con cá trích trong mùa di cư
Theo các nhà nghiên cứu, cá trích là loài có tập tính di cư thành đàn lớn nhằm hạn chế nguy cơ bị ăn thịt. Nhưng việc di cư thành đàn càng lớn, sẽ càng tạo ra sự thu hút với những động vật săn mồi cỡ lớn.
"Sói biển" không phải ngoại lệ. Chỉ cần cách xa 5 km, nhưng cá voi sát thủ đã đánh hơi được đàn cá trích đang tiến tới gần. Nó không thể bỏ lỡ cơ hội săn những miếng mồi ngon.
Cá voi sát thủ còn mệnh danh là "sói biển" nhờ khả năng săn mồi nhanh nhạy và tàn nhẫn
Mùa đông là thời điểm đàn cá trích di cư, nhưng cũng đánh dấu cho bữa đại tiệc của "sói biển". Chúng bám theo đàn cá trích tới vùng nước nông. Dù đi thành đàn lớn, nhưng cá voi sát thủ rất biết cách để tóm trọn con mồi sao cho ăn được số lượng nhiều nhất.
"Sói biển" tiếp cận con mồi trong chớp mắt
Đó là lúc nó bơi tốc độ nhanh cùng chiếc đuôi mạnh truyền sóng xung kích qua mặt nước khiến đàn cá choáng váng. Qua đó, một cú đớp của "sói biển" bằng cái miệng khổng lồ có thể ăn trọn tới trăm con cá trích cùng lúc.
Đây là thời điểm "no nê" của những động vật săn mồi cỡ lớn dưới đại dương
Và không chỉ cá voi sát thủ được no nê, bữa đại tiệc còn có sự góp mặt của cá voi lưng gù. Tới hết mùa đông, hàng tỷ con cá trích tụ tập ở đây thực sự là "bữa ăn thịnh soạn" cho những con cá lớn.

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C
Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?
Các nhà khoa học cho biết không phải ngẫu nhiên mà sinh vật biển, đặc biệt là rùa, lại ăn rác thải nhựa...

Những điều thú vị về con sam biển
So với cua, tôm thì loài sam biển là loài hải sản không đắt đỏ bằng, tuy nhiên, giá trị mà nó mang lại đối với y học thì ít có loài nào sánh bằng.

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn
Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.

Kẻ bá chủ thực sự của đại dương
Mối quan hệ giữa kẻ săn mồi và con mồi luôn mật thiết với nhau, nếu thiếu một thì kẻ kia cũng không thể tồn tại. Cá mập dường như đang thực hiện sứ mệnh loại bỏ những cá thể yếu kém ra khỏi bầy đàn, tạo điều kiện cho những cá thể còn lại phát triển tốt hơn.

Cá Vẹt là gì? Tại sao không nên ăn cá Vẹt?
Loài cá vẹt được bày bán tại một số chợ vùng biển. Gần đây, các diễn đàn, cộng đồng mạng kêu gọi không nên ăn cá này vì nhiều lý do đặc biệt.
