Hồ dung nham dạng hiếm nóng 1.000 độ C trên miệng núi lửa

Nhờ ảnh vệ tinh chất lượng cao, các nhà khoa học phát hiện hồ dung nham sôi và bền vững, rộng 90-215m trên miệng núi lửa Michael. 

Các chuyên gia tại tổ chức Khảo sát Nam Cực Anh và Đại học London tìm ra hồ dung nham bền cực hiếm trên đỉnh núi lửa Michael, đảo Saunders, Fox News hôm 4/7 đưa tin. Hòn đảo này là lãnh thổ thuộc Anh, nằm ở phía nam Đại Tây Dương và là một trong những địa điểm xa xôi nhất hành tinh.


Núi lửa Michael trên đảo Saunders. (Ảnh: British Antarctic Survey).

Trên mặt đất có khoảng 1.500 núi lửa, nhưng chỉ một số ít có hồ dung nham sôi sục và bền vững ở miệng núi, theo tổ chức Khảo sát Nam Cực Anh. Hồ dung nham trên đỉnh Michael là hồ thứ 8 được phát hiện.

Những năm 1990, sự bất thường địa nhiệt trong ảnh chụp vệ tinh độ phân giải thấp thôi thúc các nhà khoa học tìm hiểu kỹ hơn. Nhờ ảnh vệ tinh chất lượng cao trong giai đoạn 2003-2018, kết hợp với kỹ thuật xử lý tiên tiến, họ phát hiện hồ dung nham trên miệng núi lửa. Hồ rộng từ 90-215m, nóng khoảng 1.000 độ C.


Ảnh vệ tinh của núi Michael năm 2018 và bản đồ về vị trí đảo Saunders. (Ảnh: British Antarctic Survey).

"Chúng tôi rất phấn khích khi tìm ra đặc điểm địa chất đặc biệt như vậy trong lãnh thổ thuộc Anh. Việc đó giúp chúng tôi hiểu thêm về hoạt động núi lửa và những mối nguy hiểm trên hòn đảo xa xôi này, hiểu thêm về loại hồ dung nham hiếm gặp và cuối cùng, giúp phát triển các kỹ thuật để theo dõi núi lửa từ không gian", tiến sĩ Alex Burton-Johnson tại tổ chức Khảo sát Nam Cực Anh chia sẻ.

Dữ liệu vệ tinh vô cùng quý giá trong việc nghiên cứu núi lửa Michael. "Ngọn núi rất khó tiếp cận. Nếu không có ảnh vệ tinh chất lượng cao, chúng tôi sẽ gặp khó khăn lớn khi muốn tìm hiểu về hồ dung nham", Danielle Gray, chuyên gia tại Đại học London, tác giả chính của nghiên cứu, giải thích.

Hoạt động phun trào của núi lửa Michael bắt đầu được ghi chép từ đầu thế kỷ 19. Đợt phun trào gần đây nhất là từ tháng 8 đến tháng 10/2015. Ngoài ra, núi lửa cũng có một số hoạt động ngắt quãng vào tháng 9/2018.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 09/05/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 08/05/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 03/05/2025
7 điều ít biết về cầu vồng

7 điều ít biết về cầu vồng

Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Đăng ngày: 29/04/2025
Cầu vồng chỉ xuất hiện sau mưa mùa hè?

Cầu vồng chỉ xuất hiện sau mưa mùa hè?

Sau những cơn mưa rào vào mùa hè, trên nền trời thường xuất hiện một dải cầu vồng với bảy sắc màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm tím được tạo nên bởi ánh sáng mặt trời bị khúc xạ từ những hạt nước.

Đăng ngày: 28/04/2025
Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Đăng ngày: 27/04/2025
Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Không có những đợt phun trào đỏ ngầu dung nham, ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai ở châu Phi lại tuôn trào dòng nham thạch đen ấn tượng.

Đăng ngày: 27/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News