Hố hình phễu khổng lồ và mối hiểm họa địa chất khó lường

Các nhà khoa học dự đoán rằng hiện tượng bất thường này sẽ còn xảy ra với tần suất ngày càng dày đặc trong tương lai.

Trái đất thường xuyên chứng kiến những hiện tượng lạ khiến bạn vô cùng kinh ngạc khi được "mắt thấy tai nghe".

Hố hình phễu khổng lồ và mối hiểm họa địa chất khó lường
Miệng hố bí ẩn ở Siberia. (Ảnh: AP)

Một trong số đó là những hố sâu khổng lồ có hình phễu, rộng từ 50 - 100m. Xung quanh hố là đất đá và các mảnh băng vỡ vụn, khiến người ta nghĩ rằng đây là hậu quả của một vụ va chạm thiên thạch.

Tuy nhiên, nhận định này là hoàn toàn sai lầm. Các nhà khoa học đã vào cuộc và nhanh chóng giải thích được toàn bộ câu chuyện đằng sau những chiếc hố bí ẩn.

Hóa ra, đây là hiện tượng tự nhiên, có tên khoa học "cryovolcanism" (tạm dịch: phun trào băng giá). Chúng thường xảy ra tại những vùng có khí hậu lạnh giá và khắc nghiệt nhất trên Trái Đất, như Siberia, với nhiệt độ trong mùa đông có thể xuống tới mức -39 độ C.

Hố hình phễu khổng lồ và mối hiểm họa địa chất khó lường
Hình ảnh mô tả lại hiện tượng vụ nổ "cryovolcanism". (Ảnh: NASA)

Vào mùa hè, các vụ phun trào băng giá hình thành ngay phía bên dưới mặt đất, do sự chênh lệch nhiệt độ giữa phần bề mặt (nóng) và bên dưới lớp đất (lạnh). Hệ quả dẫn tới một vụ nổ khí, thường là khí metan lâu ngày bị nén kín bởi khối băng dưới lòng đất.

Năm 2017, một trong những vụ nổ "cryovolcanism" đã được người dân địa phương ở Siberia chứng kiến, khi một ụ đất nhô lên cao như một quả đồi trước khi nó phát nổ.

Vụ nổ ném đất và các mảnh băng vỡ ra xung quanh hàng trăm mét, tạo ra những hố sâu tới hàng chục mét và rộng lên tới 100m.

Hố hình phễu khổng lồ và mối hiểm họa địa chất khó lường
Miệng hố rộng 40 mét phát hiện năm 2014 được cho là tạo thành từ một vụ nổ "cryovolcanism".

Các nhà khoa học cũng dự đoán rằng vụ nổ "cryovolcanism" sẽ còn xảy ra với tần suất ngày càng dày đặc trong tương lai.

Nguyên nhân là bởi biến đổi khí hậu toàn cầu, đặc biệt là sự ấm lên đang làm tan các lớp băng vĩnh cửu dưới mặt đất và làm trầm trọng thêm nguy cơ xuất hiện của các hiểm họa địa chất.

Trong đó, các khu vực lãnh nguyên Bắc Cực, phía bắc vùng Tây Siberia là vùng chứa nhiều điều kiện hoàn hảo cho các vụ nổ "cryovolcanism" được hình thành.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
CLIP: Xôn xao vệt sáng lạ xuất hiện trên bầu trời Quảng Ngãi

CLIP: Xôn xao vệt sáng lạ xuất hiện trên bầu trời Quảng Ngãi

Vệt sáng kỳ lạ như sao băng có màu đỏ rực xuất hiện trên bầu trời Quảng Ngãi khiến nhiều người bàn tán xôn xao.

Đăng ngày: 03/10/2021
Con người đang bước dần tới hiệu ứng 'luộc ếch'

Con người đang bước dần tới hiệu ứng 'luộc ếch'

Dù là một lầm tưởng phổ biến, hiệu ứng luộc ếch vẫn nhắc nhở chúng ta về việc thay đổi trước khi quá muộn để chống biến đổi khí hậu.

Đăng ngày: 03/10/2021
Trong các buổi thượng triều kéo dài nhiều giờ liền, nếu chẳng may mót đi vệ sinh, quan lại phong kiến thời xưa sẽ phải

Trong các buổi thượng triều kéo dài nhiều giờ liền, nếu chẳng may mót đi vệ sinh, quan lại phong kiến thời xưa sẽ phải "xử lý" thế nào?

Đây hẳn là một vấn đề hóc búa thách thức các quan lại phong kiến Trung Hoa xưa.

Đăng ngày: 03/10/2021
Trạm thủy điện cao nhất Trung Quốc đi vào hoạt động

Trạm thủy điện cao nhất Trung Quốc đi vào hoạt động

Dự án thủy điện Lianghekou nằm ở độ cao 3.000 m so với mực nước biển hôm 29/9 bắt đầu vận hành các tổ máy đầu tiên.

Đăng ngày: 03/10/2021
Mặt trời lên thiên đỉnh là gì?

Mặt trời lên thiên đỉnh là gì?

Trong thiên văn học, thiên đỉnh được hiểu nôm na là điểm trên bầu trời thẳng đỉnh đầu người quan sát.

Đăng ngày: 02/10/2021
Kỳ lạ bé gái 15 tuổi ở Ấn Độ khóc ra sỏi đá

Kỳ lạ bé gái 15 tuổi ở Ấn Độ khóc ra sỏi đá

Thay vì khóc ra nước mắt, một bé gái 15 tuổi sống tại vùng nông thôn ở Ấn Độ được cho là đã khóc ra những viên đá nhỏ trong suốt 2 tháng qua.

Đăng ngày: 01/10/2021
Chạm vào

Chạm vào "đám tóc đen" kinh dị trong hang động, nhà thám hiểm khiến người đi cùng can ngăn hết lời

Quả thực đá trong hang động có thể mọc tóc sao?

Đăng ngày: 01/10/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News