Hồ mắt rồng huyền diệu chỉ xuất hiện vào mùa xuân ở Nhật Bản

Hồ Kagami Numa ở Nhật được ví như mắt con rồng vì vẻ đẹp hiếm có vào mùa xuân khi băng tuyết tan.

Kagami Numa là một hồ nước thần thoại của Nhật Bản biến thành một con mắt khổng lồ vào mỗi mùa xuân sau khi băng tan. Vì vậy, người ta đặt cho hồ biệt danh là Hồ mắt rồng.


Hồ  Kagami Numa trông không khác nhiều so với nhiều hồ núi lửa khác trong khu vực.

Đây là một trong số nhiều hồ ở đỉnh núi Hachimantai trải dài dọc tỉnh Iwate và tỉnh Akita có độ cao cách mặt nước biển là 1.613 mét.

Nằm gần đỉnh núi Hachimantai ở phía đông bắc Nhật Bản, giữa một khu rừng rậm rạp, quanh năm, Kagami Numa trông không khác nhiều so với nhiều hồ núi lửa khác trong khu vực.

Nhưng trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến đầu tháng 6, hồ nước biến thành một con mắt xanh khổng lồ. Cái tên mắt rồng thực sự xuất hiện vào năm 2016.

Chính cấu tạo độc đáo của hồ hình tròn trong khoảng thời gian này đã truyền cảm hứng cho người dân địa phương để tạo ra câu chuyện truyền thuyết về hai con rồng yêu nhau chọn vùng nước này làm điểm gặp gỡ.


Hồ nước xanh, tuyết trắng chưa tan hết tập trung giữa hồ trong giống như mắt con rồng.

Mặc dù nhiều người chọn tin vào truyền thuyết của hồ nước Kagami Numa hơn là cách lý giải của khoa học, nhưng khi giải thích về hình dạng giống như con mắt của rồng, các nhà nghiên cứu thực sự đã tìm ra được một lời giải thích hợp lý.

Vào mùa xuân băng tan, áp lực từ độ sâu của nước khiến tuyết chỉ tập trung ở giữa hồ, tạo ra hình dạng giống như con ngươi với một vòng nước xanh xung quanh.

Trong thời tiết có gió, mảng băng tuyết phủ ở trung tâm xoay tròn, tạo cảm giác như một con ngươi đang chuyển động. Đó là một hiện tượng thiên nhiên kỳ thú mà không có gì lạ khi nhiều người từ khắp Nhật Bản và thậm chí từ nước ngoài đổ về núi Hachimantai vào cuối mùa xuân chỉ để được tận mắt chiêm ngưỡng.

Trong những năm gần đây, những bức ảnh về Hồ Mắt Rồng được chia sẻ trên mạng xã hội khiến cho Kagami Numa càng nổi tiếng hơn, càng trở thành một điểm thu hút khách du lịch.

Nếu đến thăm khu vực vào thời điểm không thích hợp, bạn sẽ chỉ nhìn thấy khung cảnh hồ nước giống như bất cứ nơi nào trên thế giới. Nhưng từ tháng 5 đến đầu tháng 6, chỉ trong vòng một tuần, hồ mắt rồng mới thực sự xuất hiện khiến ai nhìn cũng choáng ngợp.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Đăng ngày: 21/04/2025
Chim én, chuồn buồn bay thấp báo hiệu mưa

Chim én, chuồn buồn bay thấp báo hiệu mưa

Đôi khi chúng ta nhìn thấy chim én bay rất thấp, thậm chí thấp đến nỗi gần như sát mặt đất; cũng có khi chúng ta nhìn thấy rất nhiều chuồn chuồn tụ lại thành một đàn chỉ bay cách mặt đất một vài mét. N

Đăng ngày: 19/04/2025
Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên. 

Đăng ngày: 18/04/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 18/04/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 17/04/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 16/04/2025
Tìm hiểu về bảng phân loại cấp độ gió và sóng ở Việt Nam

Tìm hiểu về bảng phân loại cấp độ gió và sóng ở Việt Nam

Dưới đây là bảng phân loại cấp gió và sóng ở Việt Nam, mời các bạn cùng tham khảo.

Đăng ngày: 15/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News