Hồ nước cổ xưa nhất trên Trái Đất

Hồ nước cổ xưa nhất thế giới không chỉ là một di sản thiên nhiên quý giá mà còn chứa đựng nhiều thông tin khoa học quan trọng về lịch sử Trái Đất. Một trong những hồ nước có niên đại lâu đời nhất chính là hồ Baikal ở Nga, tồn tại khoảng 25 triệu năm.

Baikal là hồ nước ngọt khổng lồ ở đông nam Siberia, theo Ted Ozersky, phó giáo sư nghiên cứu hồ và các vùng nước nội địa khác tại Đại học Minnesota. Hồ cổ thứ hai trên hành tinh là Issyk-Kul ở Kyrgyzstan, hình thành khoảng 20 triệu năm trước.

Baikal là hồ nước cổ nhất và sâu nhất thế giới.

Hồ Baikal có diện tích 31.700 km2, là hồ lớn thứ 7 thế giới. Đây không chỉ là hồ cổ xưa nhất mà còn là hồ sâu nhất với độ sâu khoảng 1,6 km. Nhưng đó chỉ là độ sâu của nước. Vùng lòng chảo thực tế sâu hơn nhiều, bao gồm 5 - 7 km trầm tích dưới đáy, theo Ozersky. Trong trường hợp hồ Baikal, các nhà nghiên cứu đã khảo sát địa chấn để ước tính tốc độ hình thành trầm tích trung bình.

Lượng trầm tích này là chìa khóa để xác định niên đại hồ. Các nhà nghiên cứu tính niên đại nhờ phương pháp định tuổi bằng đồng vị phóng xạ - đo tỷ lệ các đồng vị phóng xạ. Trong trường hợp này, họ phân tích trầm tích hồ để tìm các phiên bản phóng xạ của cesium, chì và carbon. Kết quả phân tích giúp hé lộ niên đại của những lớp trầm tích khác nhau và tốc độ tích tụ trầm tích.

Khi hiểu về sự hình thành hồ, các nhà nghiên cứu có thể nắm rõ hơn cách nó tồn tại qua hàng triệu năm. Nhiều hồ hình thành do sông băng, theo nhà khoa học cấp cao Mark Edlund, giám đốc nghiên cứu và sưu tập thủy sinh tại Bảo tàng Khoa học Minnesota. Sông băng tạo ra hố rỗng trong cảnh quan và để lại những khối băng. Lượng băng này sau đó tan chảy, lấp đầy hố trũng. "Trong bối cảnh lớn, chúng là những hệ thống tồn tại ngắn ngủi", Edlund nói.

Baikal là một hồ tách giãn, hình thành khi hai mảng lục địa bắt đầu di chuyển tách xa nhau, tạo ra khe nứt sâu. Khi hai mảng này tiếp tục chia tách, khe nứt cũng tiếp tục sâu thêm. "Kết quả là, khu vực đó không bao giờ được lấp đầy", Edlund nói. Đó là lý do các hồ tách giãn có thể tồn tại lâu như vậy.

Ozersky cho biết, hồ Baikal mở rộng thêm 2,5 cm mỗi năm. Một số hồ cổ đại khác trên thế giới, như hồ Malawi (5 triệu năm tuổi) và hồ Tanganyika (12 triệu năm tuổi) - cả hai đều ở Đông Nam Phi - cũng hình thành từ khe nứt.

Baikal được coi là hồ đa dạng sinh học nhất hành tinh. "Sự tiến hóa đã có rất nhiều thời gian diễn ra trong hệ sinh thái hồ mà không bị gián đoạn", Ozersky giải thích.

Hồ nước này cũng có tỷ lệ cao nhất về thực vật và động vật đặc hữu - những loài không sinh sống ở bất kỳ nơi nào khác trên Trái Đất. Nổi bật nhất trong số đó có lẽ là hải cẩu Baikal (Pusa sibirica), loài hải cẩu nước ngọt duy nhất. Một số loài hải cẩu khác có thể sống trong các hồ nước, nhưng chúng đã "xâm nhập" hồ từ sông suối, Ozersky lưu ý. Hồ Baikal còn là nơi cư trú của hàng trăm loài tôm nước ngọt, mang đến cho giới khoa học cơ hội nghiên cứu sự hình thành loài và đa dạng hóa.

Edlund nghiên cứu về tảo cát, một loại tảo đơn bào. Những sinh vật này lấy silica hòa tan từ nước và chuyển thành thủy tinh sinh học, bao bọc quanh chúng. Tảo cát thường có đường kính 10 - 50 micromet (khoảng một nửa chiều rộng của sợi tóc người), nhưng tảo cát ở Baikal lớn bất thường, khoảng 50 - 150 micromet. "Khi quan sát tảo cát ở hồ Baikal, chúng thực sự làm bạn kinh ngạc", Edlund nhận xét.

Nhiệt độ bề mặt trung bình của hồ Baikal chỉ là 4 độ C. "Đó là một hồ nước lạnh buốt. Nếu muốn bơi trong đó, bạn phải chuẩn bị tinh thần", Edlund nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Đăng ngày: 21/04/2025
Chim én, chuồn buồn bay thấp báo hiệu mưa

Chim én, chuồn buồn bay thấp báo hiệu mưa

Đôi khi chúng ta nhìn thấy chim én bay rất thấp, thậm chí thấp đến nỗi gần như sát mặt đất; cũng có khi chúng ta nhìn thấy rất nhiều chuồn chuồn tụ lại thành một đàn chỉ bay cách mặt đất một vài mét. N

Đăng ngày: 19/04/2025
Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên. 

Đăng ngày: 18/04/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 18/04/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 17/04/2025
Hồ

Hồ "đắt" nhất Trung Quốc: Không có nước nhưng được định giá 2 tỷ USD

Hồ nước này có chứa bảo vật gì mà lại được đánh giá cao như vậy?

Đăng ngày: 16/04/2025
Aokigahara: Khu rừng bí ẩn ở Nhật Bản

Aokigahara: Khu rừng bí ẩn ở Nhật Bản

Nằm ở chân núi phía tây bắc của núi Phú Sĩ, Aokigahara là một khu rừng rậm, nổi tiếng với một số lượng lớn các vụ tự tử ở đó, mặc dù có nhiều điều bí ẩn nhưng đây vẫn là một trong những địa điểm du lịch được nhiều người tới thăm nhất tại Nhật Bản.

Đăng ngày: 16/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News