Hồ nước kỳ lạ quanh năm sôi sùng sục và bốc khói nghi ngút

Nhìn từ xa hồ nước này như thể một nồi nước sôi được ai đó nhóm lửa đun quanh năm vậy.

Hồ Frying Pan hay còn gọi là hồ "Chảo chiên" nằm ở thung lũng Waimangu (New Zealand) là một trong những hồ nước nóng lớn nhất thế giới tính đến thời điểm hiện tại. Sở sĩ hồ nước nóng này có cái tên như vậy là vì nhiệt độ của nước tại đây quanh năm luôn giữ ở mức 50-60 độ C.

Hồ nước kỳ lạ quanh năm sôi sùng sục và bốc khói nghi ngút
Khói bốc lên nghi ngút trên mặt hồ.

Nhìn hồ Frying Pan qua các bức ảnh, nhiều người sẽ nghĩ đám khói trắng lơ lửng trên mặt hồ là sương mù – hình thành do không khí lạnh kết hợp với nước có nhiệt độ cao, tuy nhiên, trên thực tế, lớp khói dày đặc này là hơi nước trong hồ bốc lên, trong đó có chứa carbon dioxide và khí hydro sunfua.

Hồ nước kỳ lạ quanh năm sôi sùng sục và bốc khói nghi ngút
Nhìn qua ảnh, nhiều người sẽ nghĩ đám khói này là sương mù.

Hồ nước kỳ lạ quanh năm sôi sùng sục và bốc khói nghi ngút
Đây được coi là hồ nước sôi lớn nhất trên thế giới.

Nói về lịch sử hình thành của Frying Pan, người ta phải quay lại năm 1886, khi núi lửa Mount Tarawera "cựa mình" phun trào và tạo nên nhiều miệng núi lửa quanh chân nó.

Kể từ khi người Châu Âu đến và phát hiện ra vùng đất New Zealand, đây được coi là vụ phun trào núi lửa lớn nhất tại quốc gia này. Mount Tarawera "trở mình", dòng dung nham nóng bỏng của nó lan rộng ra vùng thung lũng Waimangu nơi nó ngồi và xóa đi vĩnh viễn nhiều vùng đất quý giá của New Zealand, trong đó có tháp silica trứ danh thế giới - Pink and White Terraces. Thế nhưng đổi lại, nó đã mang đến cho thung lũng này những "đứa con" mang đặc trưng về thủy nhiệt và địa nhiệt của nó.

Hồ nước kỳ lạ quanh năm sôi sùng sục và bốc khói nghi ngút
Hồ Frying Pan bao phủ một khu vực rộng 38.000m2.

Những miệng núi lửa mới, trong suốt 15 năm sau vụ phun trào núi lửa, được "tắm" dưới những trận mưa, để rồi hình thành nên các suối nước nóng, trong đó có suối nước nóng lớn nhất thế giới - Frying Pan.

Nhưng Frying Pan năm đó chưa phải là Frying Pan hiện tại. Năm 1917, một vụ phun trào núi lửa khổng lồ khác nổ ra, tác động đến địa hình xung quanh hồ giúp nó đạt đến được kích thước và hình dáng như hiện tại.

Hồ nước kỳ lạ quanh năm sôi sùng sục và bốc khói nghi ngút
Frying Pan là "nhà" của rất nhiều loài sinh vật nhưng hầu như là các loài sinh vật ưa nhiệt.

Hồ Frying Pan bao phủ một khu vực rộng 38.000m2. Mặc dù rộng nhưng nước trong hồ tương đối nông, phổ biến ở mức 6m, chỗ sâu nhất cũng chỉ đạt 7,6m. Nằm xung quanh miệng hồ là những bãi silica và khoáng sản đầy màu sắc.

Frying Pan là "nhà" của rất nhiều loài sinh vật nhưng hầu như là các loài sinh vật ưa nhiệt và có khả năng phát triển ở nhiệt độ cao. Với nhiệt độ cao, 50-60 độ C, mức nhiệt độ cơ thể người không thể chịu được, thế nhưng điều đó không có nghĩa con người không thể chinh phục. Vào những năm 1970, Ron Keam – một nhà nghiên cứu tại trường Đại học Auckland – đã thực hiện một cuộc khảo sát toàn diện hồ Frying Pan trên một chiếc thuyền gỗ được thiết kế đặc biệt có khả năng thích nghi với nhiệt độ cao và hóa chất có trong hồ được gọi với cái tên thuyền Maji Moto.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Nước biển được giữ lại trên Trái đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt trăng và Mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, Mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương.

Đăng ngày: 25/03/2018
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 25/03/2018
Để kìm hãm sự nóng lên toàn cầu, khoa học viễn tưởng có thể trở thành sự thật

Để kìm hãm sự nóng lên toàn cầu, khoa học viễn tưởng có thể trở thành sự thật

Tin tức về khí hậu đã trở nên đáng báo động trong vài năm trở lại đây, đặc biệt là những tháng vừa qua.

Đăng ngày: 01/08/2017
Bắc Bộ nắng nóng gay gắt diện rộng, Hà Nội trên 37 độ C

Bắc Bộ nắng nóng gay gắt diện rộng, Hà Nội trên 37 độ C

Đầu tuần, các tỉnh Bắc Bộ nắng nóng diện rộng do ảnh hưởng của trường gió phân kỳ trên cao. Nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến 35-37 độ C, nhiều nơi nắng nóng gay gắt trên 37 độ C.

Đăng ngày: 31/07/2017
Áp thấp nhiệt đới trên biển Đông di chuyển chậm

Áp thấp nhiệt đới trên biển Đông di chuyển chậm

Tại Hà Nội, mây thay đổi, ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió nhẹ. Độ ẩm từ 56 - 90%. Nhiệt độ từ 26-37oC.

Đăng ngày: 29/07/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News