Hổ phách thời khủng long tiết lộ về “quái vật xâm lăng Mặt trăng”

Một loài cổ đại mới là tổ tiên của "quái vật bất tử" tardigrade vừa được xác định trong mảnh hổ phách kỷ Phấn Trắng.

Một loài "quái vật bất tử" mới tên Aerobius dactylus vừa được các nhà khoa học xác định bên trong một mảnh hổ phách được tìm thấy ở Canada tận năm 1960.

Theo Sci-News, mảnh hổ phách được xác định là từ kỷ Phấn Trắng (145-66 triệu năm trước), còn con quái vật cổ xưa bên trong nó được xác định là thuộc loài tardigrade, những "quái vật bất tử" có thể nói là sống dai nhất địa cầu.

Hổ phách thời khủng long tiết lộ về “quái vật xâm lăng Mặt trăng”
Loài "quái vật bất tử" mới trong miếng hổ phách - (Ảnh: Communications Biology).

Được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1773, tardigrade là một nhóm động vật không xương sống cực nhỏ đa dạng, nổi tiếng với khả năng sống sót trong điều kiện khắc nghiệt.

Các nghiên cứu gần đây cho thấy nó có thể tự khô lại, ngủ đông trong hàng thập kỷ khi môi trường xung quanh không còn nước, để rồi nhanh chóng sống dậy, ăn và sinh sản khi điều kiện thoải mái hơn.

Thậm chí loài này còn chịu được bức xạ tử thần trong môi trường giữa các vì sao.

Chúng cũng bị nghi ngờ rằng đang xâm lăng Mặt trăng sau khi "quá giang" tàu vũ trụ Beresheet của Israel vào năm 2019 và có thể là một số con tàu khác nữa.

Hổ phách thời khủng long tiết lộ về “quái vật xâm lăng Mặt trăng”
Hai loài tardigrade ở Canada - (Ảnh: Franz Anthony).

Đã có ý tưởng tận dụng một số gene "bất tử" của loài này đưa vào bộ gene của con người để các phi hành gia có thể trải qua các chuyến du hành liên hành tinh mà không bị bức xạ làm hại.

Với tiềm năng lớn trong khoa học, tìm ra bí mật về sự tiến hóa của những con quái vật bé nhỏ này rất được chú trọng.

Aerobius dactylus là một phát hiện đầy thú vị.

Theo TS Javier Ortega-Hernández từ Đại học Havard (Mỹ), đồng tác giả, trong miếng hổ phách nơi loài mới lộ diện có một loài tardigrade khác là Beorn leggi với 7 móng vuốt được bảo quản tốt, cơ thể rất giống các loài hiện đại.

“Mẫu vật thứ hai, tức Aerobius dactylus, có móng vuốt dài tương tự nhau trên mỗi cặp chân đầu tiên, nhưng móng vuốt bên ngoài dài hơn trên cặp chân thứ tư” - các tác giả cho biết.

Cả hai loài đều đóng vai trò là điểm hiệu chuẩn quan trọng cho cái gọi là phân tích đồng hồ phân tử, giúp các nhà khoa học ước tính thời gian của các sự kiện tiến hóa quan trọng.

Ví dụ, những phát hiện mới nhất cho thấy rằng loài tardigrade hiện đại có thể đã phân kỳ vào kỷ Cambri hơn 500 triệu năm trước.

Nghiên cứu cũng làm sáng tỏ sự tiến hóa của khả năng "bất tử" nơi loài vật này.

Các nhà khoa học tin rằng chúng đã bắt đầu tiến hóa các khả năng thích nghi đặc biệt từ đại Cổ Sinh (542-251 triệu năm trước), thứ giúp chúng vượt qua được đại tuyệt chủng cuối kỷ Permi, cũng là thời điểm kết thúc đại Cổ Sinh.

Rõ ràng khả năng đó đã được bảo tồn và tiến hóa dần, do đó sinh vật này đã tồn tại cho đến ngày này với "chân dung" không mấy khác biệt.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn từ chiếc găng tay sắt vừa phát hiện tại bến cảng thời Trung Cổ Oslo

Bí ẩn từ chiếc găng tay sắt vừa phát hiện tại bến cảng thời Trung Cổ Oslo

Một cuộc khai quật tại bến cảng cũ của Oslo, Na Uy đã phát hiện ra một chiếc găng tay sắt quý hiếm, có thể đã bị một hiệp sĩ thời trung cổ đánh mất vào thế kỷ 14.

Đăng ngày: 26/08/2024
Phát hiện nhiều hiện vật bằng vàng độc đáo của kỵ sĩ Thracia tại Bulgaria

Phát hiện nhiều hiện vật bằng vàng độc đáo của kỵ sĩ Thracia tại Bulgaria

Nhóm nghiên cứu của Bulgaria đã tìm thấy các hiện vật khảo cổ độc đáo và có giá trị cao trong quá trình khai quật tại địa điểm lăng mộ của một kỵ sỹ Thracia tại làng Kapitan Petko Voyvoda.

Đăng ngày: 24/08/2024
Con người bắt đầu nấu ăn từ khi nào?

Con người bắt đầu nấu ăn từ khi nào?

Từ khi nào con người biết dùng lửa để nướng chín thức ăn? Các nhà khảo cổ học và sinh vật học đã tìm ra câu trả lời cho bí ẩn này.

Đăng ngày: 23/08/2024
Khôi phục sử thi được viết từ hơn 3.000 năm trước bằng AI

Khôi phục sử thi được viết từ hơn 3.000 năm trước bằng AI

Việc khôi phục một sử thi cổ đại là công việc đòi hỏi kiên nhẫn và quá trình lâu dài. Tuy nhiên, AI xuất hiện đã giúp đẩy nhanh quá trình khôi phục này.

Đăng ngày: 22/08/2024
Gương mặt thực của xác ướp

Gương mặt thực của xác ướp "Người phụ nữ hét"

Chân dung của xác ướp Ai Cập cổ đại chết trong lúc la hét đau đớn được hé lộ lần đầu tiên sau 3.500 năm bởi các chuyên gia phục dựng.

Đăng ngày: 22/08/2024
Phát hiện mới gây chấn động về vải liệm thành Turin

Phát hiện mới gây chấn động về vải liệm thành Turin

Các nhà nghiên cứu Ý đã sử dụng kỹ thuật mới nhằm xác định niên đại vật liệu để xác nhận Vải liệm Turin được tạo ra cách đây khoảng 2.000 năm, tức vào thời Chúa Jesus theo kinh thánh.

Đăng ngày: 21/08/2024
Hé lộ manh mối về hoạt động giao phối cổ xưa

Hé lộ manh mối về hoạt động giao phối cổ xưa

Dương vật lâu đời nhất thế giới thuộc về một cá thể loài giáp xác được bảo tồn bên trong tro núi lửa cách đây 425 triệu năm.

Đăng ngày: 21/08/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News