Hồ rộng 1.400 hecta ở Chile biến mất sau một đêm
Hồ Riesco rộng lớn ở tỉnh Patagonia cực nam Chile đột nhiên cạn khô trong thời gian ngắn, gây khó hiểu cho các nhà khoa học.
Theo Mysterious Universe, những bức ảnh chụp hồ Riesco nằm trong thung lũng sông Blanco trước và sau ngày 30/5 cho thấy cảnh nước hồ bị rút cạn không để lại bất kỳ dấu vết nào. Trước khi biến mất hoàn toàn, hồ Lago Riesco có độ sâu trung bình 72m và vị trí sâu nhất là 130m.
Hồ Riesco ở Patagonia, Chile có diện tích 1.400 hecta khô cạn sau một đêm. (Ảnh: Mysterious Universe).
Các nhà khoa học chưa tìm ra nguyên nhân khiến hồ nước hồ khô cạn. Những ngọn núi lửa trong khu vực vẫn ổn định và không có hoạt động bất thường. Theo một giả thuyết, hồ Riesco có thể cạn khô do nằm bên trên dải đứt gãy lớn tên Liquiñe-Ofqui kéo dài 1.200km qua miền nam Chile.
Dải đứt gãy này thường xuyên gây ra động đất, nhưng không có hoạt động địa chấn đặc biệt nào được ghi lại trước khi hồ Riesco biến mất. Các nhà nghiên cứu cũng không tìm thấy hố sụt hay khe nứt nào có thể hút cạn nước hồ.
Các nhà khoa học chưa thể giải thích nguyên nhân khiến nước hồ biến mất. (Ảnh: Mysterious Universe).
Một giả thuyết khác kém thuyết phục hơn do Marcio Villouta Alvarado, người đứng đầu Cơ quan công chính tỉnh Patagonia đưa ra, là hạn hán do hiện tượng El Nino ảnh hưởng đến khu vực. Lượng mưa trung bình ở khu vực hồ trong năm nay chỉ bằng 34% so với lượng mưa hàng năm. Điều này có thể giải thích việc nước hồ hạ thấp hơn bình thường nhưng không giúp lý giải vì sao hồ nước biến mất chỉ sau một đêm.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.
