Hồ rộng hàng trăm hecta ở Ấn Độ bốc cháy hơn 30 tiếng
Một hồ nước rộng lớn của Ấn Độ nhiều lần bắt lửa và bốc khói nghi ngút do chứa nhiều chất gây ô nhiễm dễ cháy.
Hồ Bellandur ở Bangalore, Ấn Độ, trải qua nhiều trận cháy liên tiếp từ đầu năm. Các nhà chức trách biết rõ nguyên nhân nhưng họ đang chật vật tìm cách giải quyết tận gốc vấn đề, National Geographic hôm 14/2 đưa tin.
Khi Shalini Sahni chuyển đến Ấn Độ sau 8 năm ở Mỹ, cô khao khát tìm được một ngôi nhà bên mặt nước như nơi cô từng ở tại Austin, Texas. Đây không phải điều dễ dàng ở bang Bangalore hay còn gọi là Bengaluru, một thành phố dân cư đông đúc không tiếp giáp biển ở trung tâm miền nam Ấn Độ. Nhưng nữ kỹ sư điện tìm thấy điểm tương tự ở một tổ hợp căn hộ ven hồ Bellandur lớn nhất thành phố. Trong chưa đầy một năm chuyển tới, tầm nhìn đẹp trông ra hồ nước của cô đã bị ngọn lửa trên mặt nước che khuất.
Đám cháy hôm 19/1 kéo dài hơn 30 tiếng, khiến tro bụi trút xuống các ban công và xe hơi ở cách xa hơn 9,7 km. Trong chưa đầy hai tuần sau đó, hồ nước lại bốc cháy. Hồ Bellandur trở thành tâm điểm của các trang tin quốc tế hồi tháng 2 năm ngoái khi các video quay hình đám cháy gây sốt.
Một hình ảnh đặc trưng khác gắn liền với hồ nước rộng 364 hecta là đám bọt trắng xóa thường xuyên bao phủ các kênh đào. Đám bọt thậm chí chất chồng tới chiều cao vài tầng và tràn lên những con đường và tòa nhà gần đó. "Tại sao trên thế giới lại có một hồ nước bốc cháy? Nước nên được dùng để dập lửa, không phải để tiếp nhiên liệu cho ngọn lửa", Sahni bình luận. Nhưng trong nước hồ Bellandur chứa hỗn hợp tương tự như chất dẫn cháy. Đó là hỗn hợp mạnh của rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp.
Sự phát triển vượt ngoài kiểm soát biến Bangalore thành trung tâm công nghệ thông tin và gia công tập trung 10 triệu người. Khoảng 40% nước thải chưa qua xử lý của thành phố đổ vào hồ Bellandur mỗi ngày. Các ngành công nghiệp xả thẳng chất thải xuống nước. Cư dân trong thành phố dễ dàng đổ rác ở bên bờ hồ và xe tải thường xuyên đổ xuống gạch đá vụn từ công trình xây dựng. Kết quả là hồ nước có thể bốc cháy qua chất thải cứng hoặc lỏng trôi nổi trên mặt hồ hoặc khí methane dễ bắt lửa sinh ra từ nước có nồng độ oxy thấp.
Nhà khoa học môi trường Priyanka Jamwal nghiên cứu chất lượng nước ở các hồ nước tại Bangalore cho Viện nghiên cứu sinh thái học và môi trường Ashoka. Điều tình cờ là bà kiểm tra hồ Bellandur chỉ một ngày trước khi ngọn lửa đầu tiên trong năm nay bùng lên. Bà nhận thấy 265 triệu lít nước cống đổ vào hồ mỗi ngày. Theo Jamwal, giải pháp là xử lý nước thải và thường xuyên theo dõi các dòng nước đổ vào hồ.
Tuy nhiên, chính phủ Ấn Độ gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển theo tốc độ đô thị hóa nhanh chóng của Bangalore. Những nhà máy xử lý nước thải quy mô lớn sẽ chưa thể đi vào hoạt động trước năm 2020. Bellandur và những hồ khác trong thành phố, các công trình nhân tạo xây dựng để tưới tiêu vào thế kỷ 16, gần như đều ô nhiễm. Nhưng việc quản lý nước rất phức tạp do sự chồng chéo giữa 5 bang và các cơ quan địa phương.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Vì sao biển thường có màu xanh?
Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?
Núi lửa đã gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến đời sống của những người đang sống trong vùng gần cửa miệng của hiện tượng này. Nhưng đã bao giờ bạn tử hỏi núi lửa là gì không?
