Hố trũng khổng lồ hình trái tim giữa sa mạc
Hố trũng Ramon sâu 500m và dài tới 40 km, hình thành do quá trình xói mòn trong thời gian dài.
Trạm quan sát Trái Đất NASA (NEO) hôm 3/4 công bố ảnh chụp hố trũng hình trái tim Ramon trên sa mạc Negev của vệ tinh Landsat 8. Hố trũng sâu khoảng 500m và là một trong những cấu trúc địa chất đáng chú ý nhất của Israel. Ban đầu, giới khoa học lầm tưởng hố trũng độc đáo này là kết quả của một vụ va chạm thiên thạch. Tuy nhiên, thực chất nó hình thành do quá trình xói mòn kéo dài.
Hố trũng khổng lồ hình trái tim trên sa mạc Negev. (Ảnh: NEO).
Hơn 200 triệu năm trước, sa mạc Negev nằm dưới biển Tethys cổ đại. Khi nước biển rút dần về phía bắc, một vùng đồi lộ ra. Nước và gió làm dẹt đỉnh của nó. Với thành phần là đá vôi mềm, lòng đồi bị khoét khi sông chảy qua, tạo thành hố trũng. Lòng hố xói mòn nhanh hơn thành ngoài. Qua nhiều năm, những con sông khiến nó xói mòn thêm, tạo thành hình trái tim dài như ngày nay.
Với chiều dài 40km và chiều rộng 2-19km, Ramon là hố trũng xói mòn lớn nhất thế giới. Hố trũng có các đồi đất sét đỏ và vàng nằm rải rác, xung quanh là những ngọn núi. Đoạn phía bắc của Ramon có một ngọn đồi đen. Đây từng là núi lửa, phun trào hàng nghìn năm trước và giờ bị phủ dưới lớp đá bazan.
Thị trấn gần hố trũng nhất là Mitzpe Ramon với dân số khoảng 5.000 người, nằm ở phía bắc. Do diện tích lớn và vị trí xa xôi, hố trũng được chọn làm địa điểm để các chuyên gia đưa đến và hồi phục một số loài vật đang trên bờ tuyệt chủng như lừa hoang Trung Á hay linh dương sừng thẳng Arab.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Chim én, chuồn buồn bay thấp báo hiệu mưa
Đôi khi chúng ta nhìn thấy chim én bay rất thấp, thậm chí thấp đến nỗi gần như sát mặt đất; cũng có khi chúng ta nhìn thấy rất nhiều chuồn chuồn tụ lại thành một đàn chỉ bay cách mặt đất một vài mét. N

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
