"Hòa âm" đá magma có thể giúp dự báo núi lửa phun trào
Các nhà khoa học đang nghiên cứu các hạ âm, âm thanh quá thấp con người không nghe thấy từ các núi lửa như núi lửa Etna của Italy, đã phát hiện âm thanh đá magma thay đổi khi núi lửa sắp phun trào.
Một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Nature ngày 20/10 cho biết đã phát hiện ra những âm thanh không nghe thấy được sâu trong lòng núi lửa có thể đưa ra cảnh báo núi lửa sắp phun trào, mở ra triển vọng cảnh báo cần thiết cho các cộng đồng bị ảnh hưởng.
Hình ảnh núi lửa phun trào. (Nguồn: AP)
Một nhóm các nhà khoa học đang nghiên cứu các hạ âm, âm thanh quá thấp con người không nghe thấy được từ các núi lửa như núi lửa Etna của Italy, đã phát hiện ra rằng các âm thanh đá magma thay đổi rõ rệt khi núi lửa sắp phun trào.
Nhà khoa học Leighton Watson thuộc đại học Canterbury cho biết: "Khi magma phát nổ, các sóng âm thanh dội lại qua miệng núi lửa giống như trong một số nhạc cụ bằng đồng như kèn trombone chẳng hạn, ta có thể ghi lại những âm thanh nào đó".
Ông cho biết khi magma di chuyển lên phía trên, các âm thanh thay đổi giống như chuyển động của cần đàn trombon. Trước khi núi lửa Etna phun khói và tro lên không trung hồi tháng 2/2021, hòa âm của nó bắt đầu thay đổi. Tần số đỉnh tăng liên tục và nguyên nhân là đá magma dâng lên miệng núi lửa.
Bằng việc tìm ra những âm thanh tương đương với mỗi mức đá magma, các nhà khoa học có thể dự báo về các đợt phun trào trong tương lai.
Nhà khoa học Watson cùng nhóm nghiên cứu tại Italy và Mỹ tin rằng các âm thanh có thể cảnh báo trước vài giờ về một đợt phun trào sắp xảy ra. Điều đó không đủ để bảo vệ các ngôi nhà hay cơ sở hạ tầng, tuy nhiên có thể đủ để người dân địa phương, du khách tránh nguy hiểm.
Các phương pháp theo dõi mức đá magma hiện nay bao gồm dùng máy bay trực thăng bay trên miệng núi lửa hoặc leo lên miệng núi lửa và hướng thiết bị đo laser vào bên trong miệng núi lửa, đều là các biện pháp nguy hiểm, tốn kém và không thể thực hiện liên tục. Phương pháp mới sử dụng các thiết bị thăm dò có thể đặt cách núi lửa nhiều km.
Tuy nhiên, các micro chuyên dụng có thể phát hiện hòa âm núi lửa siêu thấp này mới chi được phát triển vài thập niên trước vì vậy nghiên cứu này vẫn trong giai đoạn sơ khai.
Nhà khoa học Watson cho biết còn phải nghiên cứu thêm các loại núi lửa khác nhau cũng như tốc độ và kiểu dâng lên của đá magma trong các trường hợp khác nhau để có thể đưa ra dự báo chính xác về sự phun trào của núi lửa.

Con sông hẹp nhất thế giới chỉ rộng vài centimet
Sông Hualai ở Trung Quốc, dài hơn 17km nhưng có chiều rộng trung bình chỉ 15 cm. Nơi hẹp nhất của nó chỉ rộng 4cm.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Những ứng dụng của kim loại Bạc từ quá khứ đến hiện tại
Bạc là một trong những kim loại linh hoạt nhất trên Trái đất, với sự kết hợp độc đáo giữa các công dụng như một kim loại quý và kim loại công nghiệp.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Bão "cyclone", bão "typhoon" và bão "tropical storm" có gì khác biệt?
Khi theo dõi thông tin về các cơn bão lớn trên thế giới, chúng ta thường thấy những cụm từ này. Vậy, chúng có gì khác biệt?
