Vì sao cá chình có thể ăn mồi to hơn cơ thể?

Cá chình bồ nông có chiếc miệng dài bằng 1/4 cơ thể, có thể há rộng 90 độ để nuốt hàng loạt con mồi dưới biển sâu.


Cá chình bồ nông phồng miệng to như quả bóng. Video: Science Magazine

Cá chình bồ nông có tên khoa học Eurypharynx pelecanoides là loài cá bí ẩn sống dưới biển sâu ở vùng nhiệt đới và ôn đới trên khắp thế giới. Chúng ưa sống ở độ sâu từ 500 đến 3.000 m, theo Viện Hải dương học Woods Hole. Joel Llopiz, nhà hải dương học ngư nghiệp và sinh thái học ấu trùng cá ở Woods Hole, cho biết đặc điểm thú vị nhất về loài này là chiếc miệng rộng khổng lồ giống cái xẻng, có thể mở ra ở góc 90 độ. Điều đó cho phép cá chình nuốt chửng con mồi lớn hơn cơ thể chúng. Ngoài ra, chúng còn có dạ dày có thể kéo căng để chứa lượng thức ăn tương đối lớn, theo Newsweek.

Khi cá chình bồ nông phát hiện con mồi tiềm năng, chúng sẽ phồng miệng giống như quả bóng, tạo thành hình túi đóng vai trò như chiếc lưới, giúp thu gom thức ăn như động vật giáp xác nhỏ, mực hoặc thậm chí tảo biển. Phần miệng to chiếm khoảng 1/4 chiều dài cơ thể cá chình, là một đặc điểm thích nghi hữu ích khi kiếm ăn trong môi trường tương đối ít con mồi, theo Llopiz. Với chiều dài hơn một mét, tên gọi của chúng đến từ chính khả năng mở rộng miệng đặc biệt này.


 Cá chình bồ nông rất hiếm gặp nhưng vẫn bị đe dọa bởi hoạt động của con người.

Những đặc điểm khác của cá chình bồ nông là đôi mắt nhỏ và cơ quan phát quang sinh học ở chóp đuôi. Cơ quan phát quang tạo ra ánh sáng màu hồng hoặc chớp đỏ có thể giúp cá chình thu hút con mồi, đặc biệt khi chúng không phải loài bơi lội hiệu quả và không thể dựa vào thị lực với đôi mắt nhỏ như vậy. Nhiều khả năng chúng thường nương theo dòng hải lưu trôi dạt và nán lại ở độ sâu và môi trường ưa thích, Llopiz cho biết.

Giới nghiên cứu không biết nhiều về đời sống của cá chình bồ nông. Chúng dường như dành nhiều thời gian tìm kiếm bạn tình. Khi con đực thành thục, chúng phát triển cơ quan khứu giác lớn hơn để phát hiện mùi của cá chình cái. Con đực cũng rụng những chiếc răng nhỏ vào khoảng thời gian này, có thể do cơ thể chúng dồn tất cả năng lượng vào sinh sản. Các nhà nghiên cứu cho rằng cá chình bồ nông chết không lâu sau khi giao phối.

Do sống trong môi trường biển sâu khó tiếp cận, cá chình bồ nông rất hiếm gặp nhưng vẫn bị đe dọa bởi hoạt động của con người, bao gồm ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu tới nguồn thức ăn và nhiệt độ môi trường. Một mối đe dọa khác mà chúng có thể đối mặt trong tương lai là hoạt động đánh bắt cá.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao người ta lại đặt những quả bóng trên cáp điện cao thế?

Tại sao người ta lại đặt những quả bóng trên cáp điện cao thế?

Những quả bóng trên dây điện cao thế luôn là điều bí ẩn, vậy chúng có mục đích gì?

Đăng ngày: 05/04/2025
Tại sao ngỗng có thể canh nhà thay chó?

Tại sao ngỗng có thể canh nhà thay chó?

Ở châu Âu, châu Phi và Tây Á thì ngỗng nhà được thuần hóa từ ngỗng xám còn ở Đông Á là giống ngỗng thiên nga.

Đăng ngày: 03/04/2025
Tại sao mèo thường làm động tác nhào bột?

Tại sao mèo thường làm động tác nhào bột?

Chưa có câu trả lời chính xác tại sao mèo thường làm động tác như nhào bột trên các bề mặt mềm mại, nhưng có thể điều này xuất phát từ bản năng, có thể chúng đang đánh dấu lãnh thổ, đang tạo ra một nơi thoải mái để ngủ, hoặc cũng có thể đang thể hiện tình cảm.

Đăng ngày: 03/04/2025
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối".

Đăng ngày: 30/03/2025
Tại sao gấu nước sống hàng thập kỷ không cần nước?

Tại sao gấu nước sống hàng thập kỷ không cần nước?

Nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Tokyo phát hiện một protein giúp gấu nước sống sót qua nhiều năm trong môi trường không có nước.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao người Mỹ sử dụng đơn vị nhiệt độ F thay vì độ C?

Vì sao người Mỹ sử dụng đơn vị nhiệt độ F thay vì độ C?

Thang đo Fahrenheit được nhà khoa học người Đức Daniel Gabriel Fahrenheit tạo ra vào năm 1724.

Đăng ngày: 28/03/2025
Lý giải “tướng phu thê” theo góc độ khoa học: Vì sao nhiều người yêu nhau trông giống nhau một cách kỳ lạ?

Lý giải “tướng phu thê” theo góc độ khoa học: Vì sao nhiều người yêu nhau trông giống nhau một cách kỳ lạ?

Theo quan niệm dân gian, những cặp vợ chồng chung sống với nhau sẽ có tướng phu thê tức là có những điểm tương đồng trên khuôn mặt. Vậy tướng phu thê có thật hay không và tại sao lại các cặp vợ chồng lại có tướng phu thê?

Đăng ngày: 23/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News