Hoa anh đào Nhật Bản có thể biến mất
Nghiên cứu mới của Cơ quan Khí tượng Nhật Bản cho biết biến đổi khí hậu khiến giống anh đào Somei-yoshino mang tính biểu tượng có thể bị tuyệt chủng ở nhiều vùng của Nhật Bản vào năm 2100.
Cơ quan Khí tượng Nhật Bản cho biết nước này hiện có nhiệt độ trung bình cao hơn bình thường là 1,27 độ C, đánh dấu mùa đông ấm thứ hai. Xu hướng không khí ấm áp bao phủ Nhật Bản đã ảnh hưởng đến cây anh đào Somei-Yoshino nổi tiếng của nước này.
Somei-Yoshino là loại hoa anh đào phổ biến nhất ở Nhật Bản, được trồng từ cuối thể kỷ 19.
Giống Somei-Yoshino cần một khoảng thời gian thời tiết lạnh, với nhiệt độ khoảng dưới 5 độ C để kích thích hệ thống của chúng và tạo ra bông hoa nổi tiếng vào mùa xuân.
Nếu xu hướng nóng lên toàn cầu tiếp tục diễn ra, nghiên cứu dựa trên AI dự đoán rằng giống cây anh đào Somei-Yoshino có thể đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng ở nhiều vùng của Nhật Bản, chẳng hạn như quận Miyazaki, Nagasaki và Kagoshima ở vùng Kyushu vào năm 2100.
Khả năng cây Somei-Yoshino biến mất có thể làm gián đoạn nghiêm trọng đến lễ hội hoa anh đào Hanami. Theo một nghiên cứu riêng của Đại học Kansai, được tổ chức hàng năm từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 5, Hanami là động lực chính của du lịch, tạo ra doanh thu ước tính 616 tỷ yên (4 tỷ USD) vào năm 2023.
Naoko Abe, một nhà báo và tác giả chuyên về hoa anh đào nói với This Week in Asia: “Vấn đề này chủ yếu liên quan đến giống Somei-Yoshino và có những giống khác có khả năng chống chịu tốt hơn hoặc phù hợp với khí hậu ấm hơn”. Đã đến lúc người dân Nhật Bản trồng nhiều giống anh đào khác nhau và từ bỏ suy nghĩ rằng Somei-Yoshino là loài hoa anh đào duy nhất”.
Có khoảng 300 loại cây anh đào khác ở Nhật Bản. Ngoài biến đổi khí hậu, những cây Somei-Yoshino mang tính biểu tượng còn phải đối mặt với mối đe dọa từ loài xâm lấn, như loài bọ sừng dài cổ đỏ, càng gây nguy hiểm cho sự sinh tồn của chúng.
Nhật Bản vừa trải qua mùa đông ấm áp thứ hai trong lịch sử, với thời tiết khó lường được cho là đã ảnh hưởng đến mùa hoa anh đào, các môn thể thao trên tuyết và mô hình di cư của thiên nga.

Những “kẻ khổng lồ” trong thế giới côn trùng
Trong suy nghĩ của nhiều người, côn trùng là những loài động vật không xương sống có kích thước từ rất nhỏ đến cực nhỏ.

Dê chuyển gen cung cấp sữa người
Một cơ sở thực nghiệm tại Nga sắp tới có thể sản xuất các chất thay thế sữa mẹ sau khi đã thử thành công trên chuột.

Loại virus hiếm gây tử vong gần 100% bất ngờ "tái xuất"
Virus Borna thường được cho là rất hiếm khi lây nhiễm sang người. Số ca bệnh ghi nhận đến nay là dưới 100 nhưng đa số đều tử vong.

Phát hiện đột phá về cơ chế muỗi chọn "nạn nhân" để hút máu
Phát hiện mới về hoạt động não của muỗi giúp loài vật này có thể phân biệt người và thú vật để hút máu có thể giúp các nhà nghiên cứu tìm ra các biện pháp chống lại các bệnh nguy hiểm và có khả năng gây chết người do muỗi gây ra.

Bạn sẽ không còn ước toàn bộ gián trên thế giới tuyệt chủng nếu biết được sự thật này về chúng
Gián có lẽ là một trong những loài côn trùng bị ghét nhất Trái đất, và làm gì có ai không từng mong chúng tuyệt chủng cho rồi?

Từ hỗn loạn thành trật tự: Kiến tìm thức ăn như thế nào?
Loài kiến có tài chiến lược giải quyết các vấn đề phức tạp, điều này có thể áp dụng rộng rãi như là các kĩ thuật tối ưu hóa.
