Cây đại thụ cổ xưa nhất thế giới sắp được công nhận

Cây đại thụ sống sót qua hàng nghìn năm trong khu rừng ở miền nam Chile được sắp được công nhận là cây lâu đời nhất thế giới.

Cây đại thụ cổ xưa nhất thế giới sắp được công nhận
Gốc cây Great Grandfather đường kính 4m. (Ảnh: Reuters).

Mang tên "Great Grandfather" (Ông cố), thân cây đường kính 4m và cao 28m được cho là chứa thông tin khoa học có thể hé lộ cách Trái Đất thích nghi với biến đổi khí hậu. Với niên đại hơn 5.000 năm, nó sắp thay thế Methuselah, cây thông bristlecone 4.850 năm tuổi ở California, Mỹ, trở thành cây cổ xưa nhất hành tinh, theo Antonio Lara, nhà nghiên cứu ở Đại học Áo và Trung tâm khoa học khí hậu Chile, thành viên nhóm nghiên cứu đo độ tuổi của cái cây, Phys.org hôm 22/4 đưa tin.

Great Grandfather nằm ở rìa hẻm núi trong khu rừng ở vùng Los Rios, cách thủ đô Santiago 800km về phía nam. Đó là cây Fitzroya cupressoides, một loài cây bách đặc hữu ở phía nam châu lục. Trong những năm gần đây, du khách đi bộ một giờ qua khu rừng để chụp ảnh bên cạnh cái cây. Do độ nổi tiếng ngày càng tăng của nó, cơ quan lâm nghiệp đã tăng số lượng cán bộ kiểm lâm và hạn chế người tiếp cận để bảo vệ Great Grandfather. Còn gọi là cây bách Patagonia, đây là loài cây lớn nhất ở Nam Mỹ. Nó mọc cùng nhiều loài cây khác như cây coigue, thông tre và tepa. Trong nhiều thế kỷ, thân cây to dày bị đốn để xây nhà và đóng tàu.

Cán bộ bảo vệ rừng Anibal Henriquez phát hiện cái cây khi tuần tra khu rừng vào năm 1972. Cháu trai của ông là Jonathan Barichivich hiện nay là một trong nhiều nhà khoa học đang nghiên cứu nó. Năm 2020, Barichivich và Lara thu được mẫu vật từ Great Grandfather bằng khoan tay dài nhất, nhưng vẫn chưa tiến đến lõi cây. Họ ước tính mẫu vật 2.400 năm tuổi và sử dụng mô hình dự đoán để tính toán độ tuổi đầy đủ của cây. Theo Barichivich, khả năng cây trên 5.000 năm tuổi là 80%. Ông hy vọng có thể sớm công bố kết quả nghiên cứu.

Nghiên cứu này thu hút nhiều sự chú ý trong cộng đồng khoa học bởi dendrochronology, phương pháp xác định niên đại vòng cây kém chính xác hơn với cây lớn tuổi bởi nhiều cây có phần lõi mục ruỗng. Có rất ít cây vài nghìn năm tuổi còn tồn tại trên hành tinh. Những cây cổ đại có hệ gene và lịch sử đặc biệt bởi chúng là biểu tượng của sự thích nghi bền bỉ, theo Carmen Gloria Rodriguez, trợ lý nghiên cứu ở phòng thí nghiệm tính tuổi cây ở Đại học Áo. Great Grandfather cũng được xem như viên nang thời gian có thể hé lộ quá khứ.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Ngắm cây bonsai gần 400 tuổi vượt qua vụ đánh bom Hiroshima

Ngắm cây bonsai gần 400 tuổi vượt qua vụ đánh bom Hiroshima

Cây thông trắng Miyajima cổ thụ là chứng tích sống trong vụ quả bom hạt nhân đầu tiên trên thế giới rơi xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản.

Đăng ngày: 24/04/2023
Phát hiện khả năng

Phát hiện khả năng "ăn CO2" nhanh kinh ngạc của vi khuẩn núi lửa

Các nhà khoa học vừa phát hiện một loài vi sinh vật với khả năng hấp thụ mạnh carbon, qua đó mang tới ý tưởng mới để chống lại tình trạng Trái đất nóng lên.

Đăng ngày: 21/04/2023
Virus lạ vừa được lai tạo đang lan rộng khắp Trái đất

Virus lạ vừa được lai tạo đang lan rộng khắp Trái đất

Một dòng họ vi sinh vật chưa từng biết, khiến các nhà khoa học bối rối và đặt tên là " mirusvirus", tức "virus lạ", đang xâm chiếm khắp các đại dương Trái Đất và bắt đầu lây nhiễm cho các loài xung quanh.

Đăng ngày: 20/04/2023
Argentina triệt sản 10.000 muỗi đực mỗi tuần để chống sốt xuất huyết

Argentina triệt sản 10.000 muỗi đực mỗi tuần để chống sốt xuất huyết

Các chuyên gia tại Ủy ban Năng lượng Nguyên tử Quốc gia Argentina (CNEA) dùng bức xạ nguyên tử để triệt sản muỗi bằng cách thay đổi ADN của chúng, đối phó với dịch sốt xuất huyết.

Đăng ngày: 19/04/2023
Một loại nấm gây chết người đang lan rộng khắp thế giới

Một loại nấm gây chết người đang lan rộng khắp thế giới

Loại nấm đáng sợ này có tên Candidas auris, cho đến nay nguồn gốc của nó vẫn là một bí ẩn.

Đăng ngày: 18/04/2023
Kiến sinh sản theo cách kỳ lạ chưa từng thấy trước đây

Kiến sinh sản theo cách kỳ lạ chưa từng thấy trước đây

Bước tiến hóa tiếp theo ở loài kiến được tìm thấy ở loài kiến vàng chimera, khiến các nhà khoa học bất ngờ.

Đăng ngày: 15/04/2023
Muỗi sẽ tấn công con người quanh năm vì vấn đề này?

Muỗi sẽ tấn công con người quanh năm vì vấn đề này?

Muỗi hoạt động mạnh hơn không chỉ vì sự gia tăng nhiệt độ liên quan đến vấn đề nóng lên toàn cầu, mà phần lớn là do ô nhiễm ánh sáng.

Đăng ngày: 14/04/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News