Hoa anh đào nở sớm nhất 1.200 năm do biến đổi khí hậu
Các nhà nghiên cứu phát hiện cây anh đào ở Nhật Bản ra hoa ngày càng sớm hơn do nhiệt độ ấm lên trong những tháng đầu năm.
Năm 2021, sau một mùa xuân ấm khác thường, hoa anh đào bung nở ở Kyoto sớm hơn thường lệ. Đây là lần hoa anh đào nở sớm nhất ở thành phố này trong hơn 1.200 năm. Các nhà nghiên cứu có thể rút ra kết luận trên do sử sách ghi chép về lễ hội hoa anh đào có niên đại từ năm 812. Trong suốt khoảng thời gian đó, lần nở hoa sớm nhất được ghi nhận là ngày 27/3/1409.
Hoa anh đào ở đền thờ Daigoji tại Kyoto. (Ảnh: Twitter).
Trải qua nhiều thế kỷ, dù những cây anh đào ở Kyoto bắt đầu ra hoa vào tháng 3, thời gian hoa bung nở thường rơi vào ngày 17/4. Năm nay, hôm 26/3, nhà chức trách thông báo cây anh đào ở Kyoto đã nở rộ. Theo nhà khoa học khí hậu Michael Mann, trong trường hợp này, đây là dấu hiệu nhắc nhở chúng ta quá trình ấm lên toàn cầu do con người gây ra đã kéo dài cả thiên niên kỷ.
Các đợt ra hoa của cây anh đào ở Nhật Bản được mô tả cẩn thận 732 lần từ thế kỷ 9, trở thành ghi chép kéo dài và hoàn chỉnh nhất về hiện tượng tự nhiên diễn ra theo mùa trên thế giới. Xuyên suốt 1.200 năm, các nhà khoa học đã vạch ra xu hướng rõ ràng. Khi mùa xuân ở Bắc bán cầu đến sớm hơn cùng với quá trình ấm lên toàn cầu, một số loài thực vật và động vật cũng thay đổi hành vi, bao gồm hoạt động ra hoa.
Từ thập niên 1830, dữ liệu cho thấy cây anh đào núi Nhật Bản bắt đầu ra hoa ngày càng sớm hơn. Từ năm 1971 đến 2000, loài cây này bắt đầu nở sớm hơn một tuần so với thời gian trung bình trước đây ở Kyoto. Hoạt động chặt cây để làm đường và xây nhà đóng góp 30% vào sự thay đổi đó. Dù dữ liệu chỉ tập trung vào một họ cây anh đào ở Nhật Bản, nhưng những ghi chép gần đây hơn về cây anh đào từ 17 nhóm cũng hé lộ thay đổi tương tự. Trong 25 năm qua, các loài cây này bắt đầu nở sớm hơn 5,5 ngày so với trung bình. Điều này xảy ra chủ yếu do nhiệt độ ấm hơn trong tháng 2 và tháng 3.
Ngoài Kyoto, năm nay, tại Tokyo, mùa hoa anh đào cũng đến sớm hơn 12 ngày so với kỷ lục trong lịch sử. Tất nhiên, cây anh đào không phải loài thực vật duy nhất bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu. Kỳ ra hoa mùa đông của cây mơ Nhật Bản cũng thể hiện những thay đổi gắn liền với sự ấm lên toàn cầu. Tuy nhiên, cây anh đào vẫn được coi là ví dụ được ghi chép đầy đủ nhất về tác động sinh học của biến đổi khí hậu trên thế giới.

8 loại ký sinh trùng có nguy cơ lẩn trốn trong thức ăn bạn ăn hàng ngày
Nếu không cẩn thận, bạn hoàn toàn có thể ăn phải những ký sinh trùng này mà không hề hay biết.

Chanh ngón tay - Loại chanh giống trứng cá hồi đắt nhất thế giới
Giá thành cho 1kg của loại quả này tới hàng triệu đồng nhưng giới nhà giàu Trung Quốc vẫn săn lùng đặt mua cho bằng được.

Loại đào "tiến vua" có gì đặc biệt mà có giá bán tới hàng chục, hàng trăm triệu đồng?
Đào Thất thốn là một loại đào cảnh cổ, hiếm và có sức sống rất mãnh liệt. Cây có dáng lùn, lá to, dài, có màu xanh đậm, từ gốc đến cành đều sùi phồng, nổi những u, mấu xù xì tạo nên vẻ cổ kính, phong trần.

Những loài ký sinh kinh dị trên cơ thể người
Cơ thể người là một mảnh đất màu mỡ cho các loài “quái vật” kinh dị ký sinh. Chúng ăn, ở, sinh sôi nảy nở và sau đó quay lại làm hại chúng ta.

Cận cảnh quá trình ve sầu "thoát xác"
Trong một dịp đi nghiên cứu về các loài sinh vật, côn trùng, nhà nhiếp ảnh Thomas Marent đã may mắn chứng kiến quá trình một chú ve sầu lột xác.

Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ
Cân bằng hoá học giữa các sắc tố trong bụng chuồn chuồn xác định màu sắc của chúng. Khi có chất oxi hoá, những tế bào này vàng và khi có mặt chất khử, chúng trở thành đỏ.
