Hoa chuyển màu để thích nghi với biến đổi khí hậu

Mặc dù những thay đổi sắc tố trên hoa có thể không phân biệt được bằng mắt thường, nhưng chúng tạo ra sự ảnh hưởng rõ rệt tới quá trình phát triển của chúng.

Khi khí hậu thế giới biến đổi, thực vậtđộng vật đã thích nghi bằng cách mở rộng sang các vùng lãnh thổ mới, thậm chí chuyển mùa sinh sản của chúng.


Để thích nghi với môi trường, hoa thay đổi sắc tố tia cực tím (UV) trong mỗi cánh hoa của chúng.

Một nghiên cứu mới đây cho rằng trong 75 năm qua, hoa cũng đã thích nghi với nhiệt độ môi trường tăng và lượng ozone suy giảm bằng cách thay đổi sắc tố tia cực tím (UV) trong mỗi cánh hoa của chúng.

Matthew Koski, nhà sinh thái học thực vật tại Đại học Clemson cho biết sắc tố UV của hoa không thể nhìn thấy được, nhưng chúng vẫn có khả năng thu hút các loài thụ phấn và được dùng như một loại kem chống nắng cho cây trồng.

Cũng như bức xạ UV có thể gây hại cho con người, nó cũng có thể làm hỏng phấn hoa. Do đó, các cánh hoa càng chứa nhiều sắc tố hấp thụ tia cực tím, thì càng ít hấp thụ bức xạ có hại đến các tế bào nhạy cảm.


Hoa Potentilla (có họ với hoa hồng) được hái vào năm 1977 (trái) và 1999 (phải) cho thấy các mẫu sắc tố tia cực tím khác nhau rõ rệt.

Để tìm hiểu về vấn đề này, Koski và các đồng nghiệp đã xem xét các bộ sưu tập thực vật từ Bắc Mỹ, Châu Âu và Úc có niên đại từ năm 1941.

Tổng cộng, họ đã kiểm tra 1.238 bông hoa từ 42 loài khác nhau. Họ chụp những cánh hoa thuộc cùng một loài được thu thập vào các thời điểm khác nhau bằng cách sử dụng máy ảnh chuyên dụng - cho phép ghi lại những thay đổi trong sắc tố UV.

Sau đó, họ đối chiếu những thay đổi này với dữ liệu về mức độ và nhiệt độ ozone tại địa phương. Kết quả cho thấy trung bình, sắc tố trong hoa ở tất cả các khu vực đều tăng theo thời gian — với trung bình 2% mỗi năm từ năm 1941 đến năm 2017.

Trong đó, ở những loài hoa hình đĩa có nhị hoa lộ ra ngoài, giống như mao lương, sắc tố hấp thụ tia cực tím tăng lên khi mức ozone giảm xuống và ngược lại.

Tuy nhiên, những loài hoa có nhị ẩn bên trong các cánh hoa của chúng, chẳng hạn như hoa bàng, sẽ giảm sắc tố UV khi nhiệt độ tăng lên — bất kể nồng độ ozone có thay đổi hay không.

Mặc dù những thay đổi sắc tố trên hoa có thể không phân biệt được bằng mắt thường, nhưng chúng là một sự khác biệt rõ rệt đối với các loài thụ phấn như chim ruồi, hay ong.

Cụ thể là những bông hoa có ít sắc tố hơn sẽ càng thu hút các loài thụ phấn, còn những bông hoa làm tăng sắc tố của chúng sẽ bảo vệ phần nhị tốt hơn, nhưng lại khiến loài thụ phấn bỏ qua chúng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cận cảnh quá trình ve sầu

Cận cảnh quá trình ve sầu "thoát xác"

Trong một dịp đi nghiên cứu về các loài sinh vật, côn trùng, nhà nhiếp ảnh Thomas Marent đã may mắn chứng kiến quá trình một chú ve sầu lột xác.

Đăng ngày: 13/05/2025
Độc đáo loài xương rồng tự chết để tiếp tục tồn tại và lan rộng khắp sa mạc

Độc đáo loài xương rồng tự chết để tiếp tục tồn tại và lan rộng khắp sa mạc

Không giống các loại xương rồng khác trên thế giới thường phát triển theo chiều dọc, Creeping Devil phát triển theo chiều ngang và nằm trên mặt đất.

Đăng ngày: 10/05/2025
Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ

Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ

Cân bằng hoá học giữa các sắc tố trong bụng chuồn chuồn xác định màu sắc của chúng. Khi có chất oxi hoá, những tế bào này vàng và khi có mặt chất khử, chúng trở thành đỏ.

Đăng ngày: 09/05/2025
Việt Nam vinh dự sở hữu 3 trong 10 loại quả hiếm nhất thế giới

Việt Nam vinh dự sở hữu 3 trong 10 loại quả hiếm nhất thế giới

Trong danh sách 10 loại trái cây được bình chọn là ngon và hiếm nhất thế giới, thì có tới 5 loại quả xuất hiện ở Việt Nam nhưng trong đó có 3 loại quả có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á.

Đăng ngày: 05/05/2025
Top 10 loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam

Top 10 loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam

Hiện nay các loại nấm là món ăn ưa thích của nhiều người. Không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao chúng còn là nguyên liệu để chế biến những món ăn hấp dẫn.

Đăng ngày: 04/05/2025
Cây ô liu 3.000 năm tuổi vẫn ra quả

Cây ô liu 3.000 năm tuổi vẫn ra quả

Dù đã trải qua hơn ba thiên nhiên kỷ, cây ô liu cổ thụ vẫn xanh tốt, ra trái đều đặn, chất lượng cao.

Đăng ngày: 04/05/2025
12 loại nấm độc nguy hiểm nhất thế giới

12 loại nấm độc nguy hiểm nhất thế giới

Nếu ăn phải một số loại nấm độc như nấm đôi cánh thiên thần hoặc nấm mũ đầu lâu, con người sẽ bị tổn thương gan, thận, hệ thần kinh, dẫn đến tử vong.

Đăng ngày: 02/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News