Hoa oải hương nở tím sa mạc khô cằn ở Arab Saudi

Mưa mùa đông thật sự là một hiện tượng đáng kinh ngạc ở miền bắc Arab Saudi, vì đây là một khu vực khô cằn với ít mưa. Tuy nhiên, khi mưa đến, cảnh tượng làm cho đất đai trở nên sống động và đầy màu sắc, nó kích thích oải hương trổ bông đồng loạt, biến sa mạc cằn cỗi thành một "tấm thảm" màu tím tuyệt đẹp.

"Không ai ngờ rằng cảnh tượng này lại diễn ra ở Arab Saudi", Muhammad al-Mutairi, giáo viên đã nghỉ hưu, nói với AFP khi ông quan sát cánh đồng hoa tím trải dài ngút tầm mắt trên sa mạc ở thị trấn Rafha, gần biên giới Iraq.

Al-Mutairi đã chạy xe gần 6 tiếng từ miền trung Arab Saudi đến thị trấn Rafha ở miền bắc đất nước để chiêm ngưỡng vẻ đẹp tự nhiên hiếm gặp này. "Mùi hương và khung cảnh trước mắt làm sảng khoái tâm hồn", người đàn ông 50 tuổi nói thêm.

Những cơn mưa mùa đông lớn bất thường đã gây lũ lụt chết người cho các vùng phía tây Arab Saudi vào cuối năm ngoái, nhưng ở các khu vực phía bắc, chúng đã mang đến sức sống mới cho sa mạc khô cằn.

"Cảnh tượng này thường chỉ kéo dài từ 15 đến 20 ngày một năm, vì vậy chúng tôi đã tranh thủ đến đây để tận hưởng nó", doanh nhân 55 tuổi Nasser al-Karaani, người cũng phải di chuyển 770km từ thủ đô Riyadh đến Rafha để ngắm những bông hoa oải hương sặc sỡ trước khi chúng héo úa, chia sẻ thêm.

Để bảo vệ khung cảnh tuyệt đẹp này, cư dân trong khu vực đã xua đuổi lạc đà để ngăn chúng ăn những bông hoa dại.


Hoa oải hương phủ đầy sa mạc.

Oải hương (Lavandula) là một chi thực vật có hoa thuộc họ Bạc hà (Lamiaceae), bao gồm hàng chục loài có nguồn gốc từ khu vực Cựu Thế giới. Hoa giữa các loài khác nhau có thể có màu sắc khác nhau - từ xanh lam, tím, tím đen đến hơi vàng - nhưng nhìn chung, chúng mọc thành chùm và được giữ trên các cuống nhô lên trên tán lá.

Do vẻ đẹp và hương thơm thu hút, oải hương được trồng phổ biến trên thế giới như một loại cây cảnh. Chúng còn được dùng để sản xuất mỹ phẩm, tinh dầu và thuốc trong y học cổ truyền.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Đăng ngày: 31/03/2025
Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta

Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta

Có phải đã ít nhất một lần bạn tò mò về cái bọc kỳ lạ dính trên tường này? Hôm nay chúng ta sẽ biết đáp án.

Đăng ngày: 28/03/2025
Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Đăng ngày: 28/03/2025
Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Đăng ngày: 26/03/2025
Phát hiện thực vật lớn nhất thế giới rộng tới 200km2

Phát hiện thực vật lớn nhất thế giới rộng tới 200km2

Cánh đồng cỏ biển tại Tây Australia thực chất chỉ do một cây con nhân bản, phát triển bền bỉ qua các thay đổi môi trường trong suốt 4.500 năm.

Đăng ngày: 22/03/2025
Sự thật về châu chấu mà ít người biết

Sự thật về châu chấu mà ít người biết

Châu chấu là một loài côn trùng, nằm trong phân bộ chứa các côn trùng ăn lá, thuộc bộ cánh thẳng, đầu tròn, thân mập, nhảy giỏi và đặc biệt ăn hại cây xanh.

Đăng ngày: 21/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News