Hóa ra đây mới là một trong những vật dụng bẩn nhất nơi công cộng
Một vật dụng vốn mang tính chất khử trùng, lại bẩn đến nỗi chứa rất nhiều vi khuẩn nguy hiểm.
Thế này nhé, sau mỗi lần sử dụng đi vệ sinh ở nơi công cộng, bạn nên rửa tay, đúng không? Nhưng phải làm sao khi ngay cả hộp đựng xà phòng rửa tay còn bẩn hơn cái nơi bạn vừa làm chuyện "đại sự"? Chuyện nghe như đùa, nhưng mà có thật.
Tưởng không dơ mà dơ không tưởng
Trong một nghiên cứu tại ĐH Arizona, các chuyên gia đã thu thập tất thảy 132 mẫu bình phun xà phòng rửa tay có sẵn tại các nhà hàng và nhà vệ sinh công cộng.
Kết quả, họ đã phát hiện ra rằng 23% chúng đã bị nhiễm khuẩn nặng, đến nỗi sau khi rửa xong, tay bạn sẽ còn... bẩn hơn ban đầu.
Bình phun xà phòng rửa tay nhiễm khuẩn nặng hơn chúng ta tưởng.
Một số vi khuẩn được ghi nhận là Serratia marcescens, Enterobacter aerogenes và Klebsiella pneumoniae - mầm bệnh của nhiều bệnh nguy hiểm như nhiễm trùng máu, viêm màng não...
Kinh dị hơn, các nhà nghiên cứu cho rằng dung dịch xà phòng diệt khuẩn lại không "xi-nhê" gì với mầm bệnh cả. Hơn cả thế, với một số loài có khả năng chuyển hoá các hoá chất trong dung dịch thì lại càng sống vui sống khoẻ trong môi trường này.
Trên thực tế, chuyện xà phòng có thể nhiễm khuẩn thì đã được nghiên cứu cả thập kỷ nay rồi, nhưng hầu như chưa ai tìm hiểu mức độ và phạm vi của nó cả, theo nhà vi trùng học Dave Shumanker.
Dung dịch xà phòng diệt khuẩn lại không "xi-nhê" gì với mầm bệnh cả.
Những loại vi khuẩn có trong xà phòng là các vi khuẩn cơ hội, không hề khoan nhượng, chúng có thể gây nhiễm trùng mắt, da, bàng quang và đường tiểu.
Chúng cũng có khả năng gây nguy hiểm đối với những người bị suy giảm hệ thống miễn dịch, hoặc với những người vừa trải qua phẫu thuật hay bị bỏng nặng.
Vậy liệu có biện pháp làm sạch nào không?
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành thí nghiệm và đưa ra kết quả rằng, kể cả khi bạn rút hết xà phòng ra khỏi hộp, khử trùng bằng chất tẩy rửa, rồi cho xà phòng sạch vào lại thì "trong hai tuần, xà phòng trong hộp vẫn sẽ nhiễm trùng như cũ" - theo lời Shumanker.
Vậy nếu lỡ có "nhu cầu" cần giải quyết nơi công cộng thì phải làm sao bây giờ? Thật ra chúng ta chỉ cần tránh các hộp đựng xà phòng rửa tay loại dùng đi dùng lại thôi, nếu đó là xà phòng dùng một lần thì cứ vô tư.
Các chai như thế này sẽ ổn hơn nhiều.
Hoặc nếu có thể, nên mang theo bên mình một chai nước rửa tay có cồn và dùng nó thay thế. Hạn chế rửa bằng nước, thậm chí là nước nóng cũng chỉ có thể loại bỏ rất ít vi khuẩn trên da bạn thôi.

Thời gian thực sự có thể quay ngược hay không?
Chúng ta luôn mong muốn có thể quay ngược thời gian để sữa chữa một lỗi lầm, để trải nghiệm lại những kỷ niệm xưa.

Top 15 món ăn "khó nuốt" nhất thế giới, bạn có dám thử?
Nhện đen chiên giòn, chuột bao tử, pín bò… là những món ăn siêu kinh dị khiến bạn chỉ nhìn thôi cũng đủ sởn gai ốc!

Chiêm ngưỡng những loại kim cương đắt giá nhất hành tinh
Những loại kim cương đắt giá nhất hành tinh được liệt kê trong bài viết này thậm chí có loại dường như trở nên vô giá.

Nghiên cứu mới: Gõ bàn phím một ngón không chậm hơn 10 ngón?
Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Đại học Vanderbilt, Tennessee (Mỹ) cho thấy việc gõ bàn phím kiểu "mổ cò" một ngón tay thực tế không chậm hơn so với gõ bàn phím bằng 10 ngón tay.

Cách xác định phương hướng bằng mặt Trăng
Nếu lỡ lạc đường trong đêm tối thì vị trí của Mặt Trăng trên bầu trời có thể giúp chúng ta xác định phương hướng.

Thời đi học của các thiên tài thế giới
Chắc chắn bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi biết Edison luôn bị đội sổ trong lớp và bị đánh giá là "điên khùng, không nên ngồi học lâu hơn", Albert Einstein sợ run người khi phải đến trường, nhà phát minh vĩ đại Edison tự học là chính,...
