Họa sĩ Nam Phi vẽ tranh từ rác thải nhựa, kết quả là những tác phẩm kinh ngạc đến mức khó tin
Với việc rác thải nhựa ngày càng gia tăng trên khắp thế giới, Buthelezi đang dùng công việc của mình để gây chú ý và chống lại vấn đề này.
Trong khi đa số các nghệ sĩ đều sử dụng màu nước hoặc sơn dầu để sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật ấn tượng, thì họa sĩ người Nam Phi Mbongeni Buthelezi lại sử dụng một chất liệu hoàn toàn khác. Đó là phế liệu nhựa. Tất cả tạo nên những bức tranh tuyệt đẹp nhằm truyền đi thông điệp bảo vệ môi trường.
Nguyên liệu tạo ra các bức tranh của Buthelezi là rác nhựa mà ông thu gom từ các bãi rác địa phương và đường phố ở thành phố Johannesburg (Nam Phi).
Buthelezi nói: "Động vật đang chết dần chết mòn, cá dưới đại dương cũng đang bị đe dọa nghiêm trọng. Vì những thứ vật chất này và vì cả con người. Chính chúng ta cần phải chịu trách nhiệm".
Chân dung tự họa của Buthelezi.
Là một nghệ sĩ và nhà hoạt động xã hội, Buthelezi (56 tuổi) đã bộc lộ tài năng sáng tạo của mình từ khi còn là một cậu bé ở vùng nông thôn KwaZulu-Natal, Nam Phi.
Ông đã tự tạo ra những bức tượng nhỏ bằng đất sét về các loài gia súc xung quanh làng của mình, như bò, ngựa và dê.
Buthelezi nói: "Tôi lớn lên với những con vật của cha tôi. Những con gia súc là một phần quan trọng trong cuộc sống của tôi. Nhưng không phải mọi thứ trong khung cảnh nông thôn này đều là tự nhiên".
Ông giải thích rằng rác thải nhựa quá nhiều ở các khu vực chăn thả. Đến nỗi những con bò đôi khi nhai phải rác. Buthelezi nói: "Thỉnh thoảng, chúng tôi phải chứng kiến những con bò chết vì đã ăn nhầm nhựa".
Bức tranh làm từ nhựa mang tên "Nobuhle" (Nữ hoàng sắc đẹp).
5 thập kỷ trôi qua, Nam Phi vẫn còn vấn đề ô nhiễm nhựa nghiêm trọng. Vào năm 2018, 107.000 tấn rác thải nhựa từ Nam Phi đã thải ra môi trường biển. Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy quốc gia này là một trong 20 quốc gia có tác động nhiều nhất đối với vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa ở môi trường biển.
Với việc rác thải nhựa ngày càng gia tăng trên khắp thế giới, Buthelezi đang dùng công việc của mình để gây chú ý và chống lại vấn đề này.
Bức tranh mang tên "Bóng đá đường phố".
Bức tranh được Buthelezi đặt tên: "Cô gái".
"Tebogo và những người bạn".
Hầu hết các bức tranh nhựa do Buthelez vẽ đều được lấy cảm hứng từ cuộc sống hoặc những kỷ niệm đẹp thời thơ ấu. Bức tranh mang tên: "Cảnh quan Soweto 1".
Bức tranh "Công trường" được sáng tạo từ rác thải nhựa.
Buthelezi đã phát triển phương pháp nấu chảy nhựa rác bằng súng nhiệt của riêng mình và bắn nó lên một tấm vải dày để tạo nên các bức tranh.
Ông muốn cho cả thế giới thấy rằng nghệ thuật có thể tốt cho hành tinh xanh của chúng ta.
Bằng các tác phẩm của mình, ông hy vọng sẽ góp phần vào việc giảm thiểu rác thải nhựa ở Nam Phi và cho những người khác thấy cách họ có thể làm tương tự như vậy.
Một bức tranh không tên của Buthelezi.
Bức tranh "Cảnh quan Soweto 2" mô tả nơi sinh sống với nhiều rác thải nhựa.

Hình ảnh ấn tượng về "siêu trăng dâu tây" trên khắp thế giới
Từ Frankfurt, New York đến Istanbul, Bắc Kinh, những người yêu thích thiên văn học có thể chiêm ngưỡng siêu trăng - một khung cảnh ấn tượng - trên đường chân trời.

Bộ ảnh đô thị choáng ngợp này lý giải tại sao Hồng Kông được mệnh danh là "khu rừng bê tông"
Các tác phẩm của nhiếp ảnh gia Manson cho thấy những điểm đặc sắc nhất của cảnh quan với đầy những tòa cao ốc ở Hồng Kông.

Cận cảnh cây cầu kính đi bộ dài nhất thế giới, du khách thử "cảm giác mạnh" khi thăm quan
Với tổng độ dài 632m, cầu kính Bạch Long chính thức được công nhận là cầu kính dài nhất thế giới.

Chùm ảnh độc: Cận cảnh loại xe buýt lạ lùng ở Việt Nam năm 1996
Do có vẻ ngoài độc đáo, ngày nay Renault Goélette là đối tượng được dân sưu tầm tìm kiếm và mua lại với giá cao trên thị trường.

Chiêm ngưỡng các sân thi đấu giải U23 châu Á 2022
VCK U23 châu Á 2022 được tổ chức trên bốn sân vận động của Uzbekistan, trong đó có Bunyodkor từng in dấu giày của huyền thoại Rivaldo.

Những bức ảnh đa chủ đề đầu tiên được chụp trong lịch sử, càng xem càng thấy ngưỡng mộ sự phát triển của nhân loại
Mặc dù hiện tại việc chụp ảnh đã trở thành thói quen của nhiều người, nhưng lại là một phát minh mang tính cách mạng trong quá khứ.
