Hóa thạch cho thấy người hiện đại tới châu Á sớm hơn châu Âu
Mẫu răng hóa thạch tìm thấy ở một hang động miền nam Trung Quốc cho thấy người cổ từ châu Phi di cư sang châu Á sớm hơn hàng chục nghìn năm so với châu Âu.
Người hiện đại tới châu Á sớm hơn châu Âu
Theo Live Science, hóa thạch tìm thấy trong hang động Fuyan, tỉnh Hồ Nam có niên đại khoảng 80.000 - 120.000 năm, là bằng chứng về người hiện đại lâu đời nhất được tìm thấy ngoài châu Phi.
Trước đó, giới khoa học cho rằng, người hiện đại Homo sapiens mới xuất hiện ở châu Á khoảng 50.000 năm trước.
"Cho đến nay, phần lớn giới khoa học tưởng rằng, người Homo sapiens không hiện diện ở châu Á cho đến thời điểm 50.000 năm trước", Wu Liu, nhà nhân chủng học thuộc Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc và là tác giả nghiên cứu, cho biết.
Mẫu răng hóa thạch tìm thấy ở Trung Quốc. (Ảnh: Live Science).
47 hóa thạch răng người được tìm thấy ở Fuyan từ năm 2011 đến 2013, cùng nhiều xương cốt của con người và động vật như gấu trúc, lợn. Các nhà khoa học hôm nay công bố phát hiện này trên tạp chí Nature.
Loài người hiện đại xuất hiện đầu tiên ở Đông Phi khoảng 200.000 năm trước, sau đó di cư đến những châu lục khác, tuy nhiên, giới khoa học vẫn chưa rõ thời gian và địa điểm di cư.
"Phát hiện này, cùng với những kết quả nghiên cứu khác, cho thấy miền nam Trung Quốc có thể là khu vực trung tâm của sự xuất hiện và tiến hóa của người hiện đại ở Đông Á", Wu Liu cho biết.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, phát hiện này có thể làm sáng tỏ tại sao người hiện đại di cư khá muộn sang châu Âu. Không có bằng chứng cho thấy người hiện đại có mặt ở châu Âu từ 45.000 năm trước, trong khi đó, họ có mặt ở miền nam Trung Quốc ít nhất từ 80.000 năm trước. Rất có thể, người Neanderthals đã ngăn cản người hiện đại vào châu Âu.
"Có lẽ châu Âu lúc đó quá nhỏ bé để hai loài có trí thông minh và tập quán phức tạp cùng sinh sống", María Martinón-Torres, đồng tác giả nghiên cứu, đại học Colleage London cho biết. Sau này, khi người Neanderthal dần biến mất vì sống cô lập hàng nghìn năm và phải trải qua những mùa đông giá rét khắc nghiệt, người Homo sapiens mới đặt được chân vào châu Âu.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t

Giải oan cho loài chim bị con người tuyệt diệt
Dodo - loài chim bị con người tàn sát đến mức tuyệt chủng - luôn bị gán cho biệt danh "ngu ngốc, khờ khạo".

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Những điều nhầm tưởng về khủng long
Danh sách dưới đây sẽ khám phá một số quan niệm sai lầm thường gặp về khủng long, và rằng chúng ta đã biết bao nhiêu về chúng, do tạp chí NewScientist liệt kê.
