Hóa thạch động vật có xương sống trong đá vôi Trias trung ở Việt Nam

Cuối tháng 2, đầu tháng 3 năm 2000, vườn quốc gia Cúc Phương đã phối hợp với Bảo tàng Địa chất Hà Nội tổ chức nghiên cứu tại thực địa hóa thạch động vật có xương sống trên vách đá vôi trong vườn quốc gia Cúc Phương.

Nếp uốn trong đá vôi phân lớp

Hóa thạch lộ ra trên vách cửa đá vôi phân lớp mỏng màu xám sẫm thuộc Hệ tầng Đồng Giao, tuổi Trias T2. Phần lộ ra của hóa thạch là một đoạn xương sống dài 70cm gồm 18 đốt sống, trong đó có 12 đốt nguyên vẹn. Các đốt sống hình viên trụ thót giữa, mặt lõm, dài 3,5-4cm, đường kính giữa thân đốt sống 2,0-2,5cm; đường kính giữa thân đốt 2,0-2,2cm. Cùng với các đốt sống, có hai xương đòn ngắn. Một cấu trúc không rõ ràng, trông tựa cấu trúc "xương vây", 4 xương sườn nhọn dài khoảng 4cm, một số xương như vậy cũng có mặt rảirác trên đá. Quan sát một số mảnh vỡ thấy có cấu trúc xương rõ ràng.

Trên tuyến đường vào địa điểm chứa hóa thạch, các nhà địa chất đã kết hợp quan sát các dấu hiệu trầm tích và cấu trúc trên đá vôi cũng như sự biểu hiện của các dấu hiệu hình thái và phần thực vật.

Sơ đồ phân bố hóa thạch trên mặt lớp đá vôi

Từ những quan sát trên, các nhà địa chất có những nhận định ban đầu như sau:

1. Đây là hóa thạch thực thụ của một loại động vật xương sống ở biển được chôn vùi trong trầm tích biển Trias trung T2, cách ngày nay khoảng 200-230 triệu năm. Căn cứ trên các địa điểm hình thái xương sống chưa thể khẳng định ngay hóa thạch này là cá hay bò sát dạng cá. Vì các đốt sống mang đặc trưng của cá, nhưng các xương đòn và xương sườn lại mang dấu hiệu của bò sát.

2. Tuy nhiên, dù là cá hay bò sát thì đây vẫn là hóa thạch động vật xương sống lần đầu tiên phát hiện trong trầm tích Trias ở Việt Nam. Phát hiện này có ý nghĩa tạo ra tiền đề cho việc mở rộng nghiên cứu, phát hiện tiếp tục hóa thạch động vật sương sống trong các thành tạo này ở các vùng khác trên đất nước ta. Sự có mặt của hóa thạch và các dấu hiệu địa chất đặc biệt trong đá vôi hệ tầng Đồng Giao sẽ làm tăng thêm giá trị nghiên cứu, tham quan của vườn quốc gia khi thiết kế tuyến tham quan, nghiên cứu ở đây.

3. Vì tất cả những lý do nêu trên, các nhà địa chất cần bảo vệ nguyên trạng hóa thạch tại hiện trường, nghiên cứu chi tiết hóa thạch đã có; tổ chức nghiên cứu, tìm kiếm hóa thạch trong đá vôi hệ tầng Đồng Giao ở vườn quốc gia Cúc Phương, tu chỉnh và bảo quản hóa thạch theo quy trình bảo tàng ngoài trời

Hóa thạch trong đá vôi

 

 

Hóa thạch trong đá vôi

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Kỳ lạ chiếc tủ lạnh hoành tráng thời cổ đại

Kỳ lạ chiếc tủ lạnh hoành tráng thời cổ đại

Chắc hẳn nhiều người cho rằng tủ lạnh là thành tựu khoa học của thế kỷ 20. Ít người biết rằng tủ lạnh đã có từ thời cổ đại, từ năm 400 trước Công nguyên.

Đăng ngày: 02/07/2025
Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà

Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Đăng ngày: 01/07/2025
Khủng long làm

Khủng long làm "chuyện ấy" như thế nào?

Loài vật này có trọng lượng lên tới hàng chục tấn, dài hàng chục mét. Với kích thước lớn như vậy, chúng sẽ làm "chuyện ấy" như thế nào?

Đăng ngày: 30/06/2025
Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?

Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t

Đăng ngày: 29/06/2025
Giải oan cho loài chim bị con người tuyệt diệt

Giải oan cho loài chim bị con người tuyệt diệt

Dodo - loài chim bị con người tàn sát đến mức tuyệt chủng - luôn bị gán cho biệt danh "ngu ngốc, khờ khạo".

Đăng ngày: 27/06/2025
Lũ quét chôn vùi hàng chục xác khủng long trong ao tù

Lũ quét chôn vùi hàng chục xác khủng long trong ao tù

Gần 100 năm qua, các nhà khoa học chưa thể lý giải vì sao mỏ khủng long Cleveland-Lloyd ở Texas, Mỹ lại chứa hóa thạch của hơn 75 con khủng long chân thú theropod sống ở kỷ Jura.

Đăng ngày: 23/06/2025
Phát hiện mới nhất về loài cây có hoa đầu tiên trên thế giới

Phát hiện mới nhất về loài cây có hoa đầu tiên trên thế giới

Các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện loài cây có hoa đầu tiên trên Trái đất, Montsechia Vidalii, sống cách đây khoảng 125-130 triệu năm.

Đăng ngày: 20/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News