Hóa thạch hơn 247 triệu năm tiết lộ loài ngư long mới

Các nhà khoa học Trung Quốc phát hiện bộ xương của một loài thằn lằn cá tiền sử chưa từng được mô tả ở khu tự trị Quảng Tây.

Theo nghiên cứu xuất bản trên tạp chí PeerJ, sinh vật được đặt tên là Baisesaurus robustus sống cách đây 247,2 đến 251,9 triệu năm. Với chiều dài hơn 3m, nó là loài thằn lằn cá, hay ngư long (Ichthyosauria), lớn nhất từng được phát hiện ở Trung Quốc thuộc kỷ Tam Điệp sớm.

Tác giả chính của nghiên cứu Han Fenglu, Phó giáo sư tại Trường Khoa học Trái Đất thuộc Đại học Khoa học Địa chất Trung Quốc ở Vũ Hán, nhấn mạnh khám phá mới đã mở rộng phạm vi phân bố của thằn lằn cá ở Trung Quốc, cho thấy nhóm bò sát biển cổ đại này phân bố phổ biến hơn so với giả định trước đây.

Hóa thạch hơn 247 triệu năm tiết lộ loài ngư long mới
Mô phỏng loài Baisesaurus robustus mới được phát hiện ở Trung Quốc. (Ảnh: China Daily)

Viện Khảo sát Địa chất Quý Châu tìm thấy hóa thạch của Baisesaurus robustus trong đá vôi ở vùng Zhebao thuộc khu tự trị Quảng Tây và mời các nhà cổ sinh vật học từ Trường Khoa học Trái Đất, Đại học Alberta ở Canada và Trung tâm Khảo sát Địa chất Vũ Hán tham gia phân tích mẫu vật.

Tại Trung tâm Khảo sát Địa chất Vũ Hán, nhóm nghiên cứu đã khôi phục hóa thạch trong hơn ba tháng và nhận thấy nó có xương sườn tương đối mảnh mai và không dày lên ở nơi chúng kết nối với cơ thể. Bên cạnh đó, các xương sườn bên dưới có chỗ lồi ra dài và mảnh ở giữa. Đây là những đặc điểm chỉ có ở thằn lằn cá.

Việc bảo quản tốt các phần xương riêng lẻ cho thấy hóa thạch được vùi lấp tại chỗ, nhưng dòng nước có thể đã làm xáo trộn bộ xương sau khi cơ và mô liên kết mềm bị phân hủy.

"So với các loài ngư long khác, Baisesaurus có xương trước dài và khỏe. Điều đó tiết lộ sinh vật có khả năng bơi lội mạnh mẽ hơn và có lẽ đã di chuyển quãng đường dài hơn trong các cuộc di cư ở Đại dương Tethys cổ đại. Chúng có thể là kẻ săn mồi đầu bảng vào thời kỳ đó", Han nói.

Ichthyosauria sống trong kỷ Tam Điệp và kỷ Jura, cùng thời với khủng long, và tuyệt chủng khoảng 90 triệu năm trước. Chúng có thân hình thuôn dài giống như cá, cùng đôi mắt to và một chiếc vây đuôi lớn. Các nhà khoa học nghi ngờ chúng đã tiến hóa từ bò sát trên cạn, nhưng nguồn gốc và quá trình tiến hóa ban đầu vẫn là một bí ẩn.

Các loài thằn lằn cá trước đây được tìm thấy tại Trung Quốc, ở các tỉnh Hồ Bắc và An Huy, cũng có niên đại từ đầu kỷ Tam Điệp, nhưng hầu hết đều nhỏ dưới 1,5 m và có khả năng bơi lội đường dài yếu.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện bộ lịch cổ của nền văn minh Maya

Phát hiện bộ lịch cổ của nền văn minh Maya

Các nhà khoa học đã phát hiện ký hiệu cổ nhất của bộ lịch 260 ngày thuộc nền văn minh Maya, hay còn được gọi là Tzolkin.

Đăng ngày: 18/04/2022
Chuyên gia tìm thấy báu vật nhỏ xíu trong mộ cổ có giá hơn 3.200 tỷ

Chuyên gia tìm thấy báu vật nhỏ xíu trong mộ cổ có giá hơn 3.200 tỷ

Không ngờ báu vật nhỏ xíu được đặt trên đầu của người tiểu thiếp trong mộ cổ này lại có giá trị hàng nghìn tỷ đồng. Đó là gì?

Đăng ngày: 16/04/2022
Lộ diện loài tôm sinh sản vô tính 100 triệu năm tuổi

Lộ diện loài tôm sinh sản vô tính 100 triệu năm tuổi

Hóa thạch tôm tiên từ kỷ Phấn trắng cho thấy loài này không cần con đực vẫn có thể sinh sản bình thường.

Đăng ngày: 15/04/2022
Sinh vật cổ xưa nhất Trái đất 3,75 tỉ tuổi

Sinh vật cổ xưa nhất Trái đất 3,75 tỉ tuổi "hiện hình" ở Canada

Viên đá nhỏ bé được thu thập từ đáy biển cổ đại ở Quebec - Canada có thể làm thay đổi lịch sử, kéo lùi thời gian Trái Đất có sự sống sớm hơn ít nhất 300 triệu năm so với hiểu biết trước đây.

Đăng ngày: 15/04/2022
Phát hiện kho báu khảo cổ học thời đồ Đồng ở Cyprus

Phát hiện kho báu khảo cổ học thời đồ Đồng ở Cyprus

Đó là một kho báu thực sự mà các nhà khảo cổ học từ các trường đại học Gent (UGent) và Leuven (KLeuven) phối hợp với các đối tác Hy Lạp đã phát hiện ra trên đảo Cyprus.

Đăng ngày: 14/04/2022
Ai Cập phát lộ một xưởng gốm lớn từ thời La Mã ở thành phố Alexandria

Ai Cập phát lộ một xưởng gốm lớn từ thời La Mã ở thành phố Alexandria

Theo ông Mustafa Waziri - Tổng Thư ký của Hội đồng tối cao về cổ vật ở Ai Cập, xưởng gốm từ thời La Mã có nhiều lò nung, trong đó có hai lò nung được đục và tạo nên ngay trên những bức tường đá.

Đăng ngày: 14/04/2022
Làm nông nghiệp khiến tổ tiên của con người lùn hơn?

Làm nông nghiệp khiến tổ tiên của con người lùn hơn?

Tổ tiên của chúng ta đã trở nên lùn hơn khi chuyển từ săn bắt hái lượm sang trồng trọt cách đây 12.000 năm.

Đăng ngày: 14/04/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News