Hóa thạch khủng long chết đúng ngày thiên thạch lao vào Trái đất
Các nhà khoa học tin rằng họ vừa phát hiện bằng chứng đáng kinh ngạc về một trong những loài khủng long cuối cùng trước khi tuyệt chủng, sau khi tìm ra mẫu hóa thạch của chúng vào thời điểm đó.
Tờ Guardian ngày 7/4 cho biết đó là mẫu hóa thạch chân khủng long Thescelosaurus trong tình trạng bảo quản hoàn hảo, thậm chí còn sót lại một chút phần da. Các chuyên gia còn xác định được thời điểm chính xác sự kiện thiên thạch lao vào Trái đất 66 triệu năm về trước, khiến loài khủng long bị tuyệt chủng, nhờ vào các mảnh vỡ của vụ va chạm.
Một bộ khung xương phục dựng của khủng long Thescelosaurus. (Ảnh: The Guardian).
Phillip Manning, giáo sư lịch sử tự nhiên tại Đại học Manchester, rất ngạc nhiên với phát hiện này.
Ông nói: “Khoảng thời gian mà chúng tôi xác định được nhờ mẫu vật này còn trên cả tưởng tượng. Điều này tuyệt vời một cách kinh ngạc. Chưa bao giờ trong sự nghiệp tôi có thể ước ao rằng sẽ được xem một thứ gì đó không bị thời gian chôn vùi và đẹp đẽ có thể mở ra được câu chuyện một cách kỳ diệu".
Cuộc khai quật đã được ghi lại cho bộ phim tài liệu của BBC tên là Dinosaurs: The Final Day with Sir David Attenborough, ở khu vực Tanis, North Dakota, Mỹ.
Ông cho biết nhóm nghiên cứu cũng đã phát hiện nhiều dấu vết của những con cá đã hít phải các mảnh vỡ từ vụ va chạm thiên thạch đầu tiên, xảy ra cách đó 3.000km ở Vịnh Mexico.
Những bằng chứng đó và sự hiện diện của các mảnh vụn khác rơi xuống ngay sau sự kiện thiên thạch đâm, đã cho phép họ xác định niên đại của địa điểm này chính xác hơn so với các kỹ thuật xác định niên đại carbon tiêu chuẩn.
Robert DePalma, sinh viên tốt nghiệp Đại học Manchester, trưởng nhóm khai quật Tanis, cho biết: “Những dấu vết chi tiết từ khu vực này cho chúng tôi biết những gì đã xảy ra tới từng khoảnh khắc, như thể là diễn biễn trong một bộ phim. Chỉ cần nhìn vào cột đá và hóa thạch tại đó, nó sẽ đưa bạn về quá khứ".
Nhóm nghiên cứu còn tìm thấy phần còn lại hóa thạch của một con rùa bị một cọc gỗ xiên, các loài động vật có vú nhỏ và hang của chúng, da của khủng long ba sừng, phôi loài thằn lằn bay còn trong trứng và các mảnh vỡ từ sinh ra từ vụ rơi thiên thạch.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng
Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?
Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.
