Hoa vua - Rafflesia arnoldii
Hoa vua là loài hoa lớn nhất thế giới, mọc trong rừng nhiệt đới trên các đảo Java và Sumaitra của Indonesia; Malaysia.
![]() |
Lúc hoa mới nở |
Đã là vua, tất nhiên phải có người hầu hạ, cơm nước. Hoa vua sống ký sinh với chiếc cuống hoa duy nhất của mình cắm vào rễ ngầm của cây song phấn trắng (cissus) hút dinh dưỡng.
Đường kính lớn nhất của hoa vua tới 1,4m; thường nặng từ 4-5kg, có bông nặng tới 50kg. Năm cánh hoa màu đỏ, mọng nước, mỗi cánh hoa dài 30-40cm, dày 20cm, ở giữa là nhị hoa và đĩa mật. Đĩa mật có đường kính khoảng 33cm, cao 30cm nếu đem đựng nước, có thể chứa được 5-6kg.
Màu hoa rất đẹp, khi mới nở có mùi thơm, nhưng một vài ngày sau thối như mùi chuột chết, không thể gửi được. Nhờ mùi thối này, ruồi nhặng và côn trùng đã xúm lại giúp hoa vua "truyền đời" cho con cháu. Hoa thì to, nhưng quả lại cực nhỏ. Quả thường dính vào chân voi để tìm đất mới
(Ảnh: greenpeace)

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới
Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Phân biệt đào bích và đào phai
Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ
Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.
