Hoa xác thối khổng lồ nở liên tiếp ở Bắc Kinh

Ba bông hoa xác thối lần lượt nở ở vườn bách thảo tại Bắc Kinh cung cấp cơ hội nghiên cứu hiếm có cho các nhà khoa học.


Hoa xác thối nở trong nhà kính trưng bày. (Video: Vườn bách thảo quốc gia Bắc Kinh)

Một bông hoa xác thối đồ sộ nở kế bên bông hoa lớn khác cùng loài trong nhà kính triển lãm ở Vườn bách thảo quốc gia Bắc Kinh hôm 20/7, theo CGTN. Đây là bông hoa xác thối thứ hai nở gần đây ở vườn bách thảo. Bông hoa đầu tiên nở hôm 6/7 và bông hoa thứ 3 sẽ nở sớm. Các nhà nghiên cứu cho biết đây là cơ hội đầu tiên để quan sát 3 bông hoa xác thối nở cùng lúc trong môi trường nhân tạo.

Hoa xác thối hay còn gọi là Titan arum rất hiếm gặp. Đây là một trong số những loài hoa nặng mùi nhất thế giới. Loài cây này chỉ nở 3 - 4 lần trong vòng đời và mỗi bông hoa tồn tại chưa đến 2 ngày. Hoa xác thối là loài bản xứ ở rừng rậm nhiệt đới trên đảo Sumatra phía tây Indonesia. Chúng có cành hoa không phân nhánh lớn nhất thế giới. Bông hoa xác thối trong nhà triển lãm cao tới 1,68 m.


Khi nở, hoa xác thối giải phóng khí gas chứa hơn 100 hóa chất, tạo ra mùi giống thịt thối.

Do hoa xác thối có kích thước khổng lồ và tiêu thụ nhiều dưỡng chất, thời kỳ ra hoa của nó chỉ kéo dài khoảng 48 giờ. Khi nở, hoa xác thối giải phóng khí gas chứa hơn 100 hóa chất, tạo ra mùi giống thịt thối. Chúng cũng tỏa nhiệt trong lúc nở với nhiệt độ cành hoa khoảng 36 độ C, gần với nhiệt độ cơ thể người. Tất cả thay đổi về mùi, màu sắc và nhiệt độ đều nhằm thu hút côn trùng như ruồi và bọ cánh cứng tới thụ phấn.

Kỳ nở hoa của hoa xác thối trong vườn bách thảo quốc gia Bắc Kinh cho phép các nhà nghiên cứu xem xét kỹ hơn loài cây này. Họ đã ghi hình hoạt động sản sinh phấn của bông hoa đực. Nghiên cứu về quá trình trồng hoa xác thối có tầm quan trọng lớn đối với vườn bách thảo.

Hoa xác thối nằm trong danh mục dễ tổn thương trong Sách Đỏ của Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN). Những rừng mưa ở Sumatra đang bị tàn phá do nhu cầu đối với sản phẩm từ cọ và gỗ. Indonesia đã mất khoảng 72% rừng mưa nhiệt đới. Nghiên cứu cơ chế sinh sản của thực vật rất cần thiết nhằm tìm ra cách bảo tồn một loài cây. Hoa xác thối cũng có giá trị kinh tế và nghiên cứu khoa học cao. Củ cây chứa lượng lớn glucomannan, có thể sử dụng rộng rãi trong ngành thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, hóa học và sinh vật học.

Loading...
TIN CŨ HƠN
8 loại ký sinh trùng có nguy cơ lẩn trốn trong thức ăn bạn ăn hàng ngày

8 loại ký sinh trùng có nguy cơ lẩn trốn trong thức ăn bạn ăn hàng ngày

Nếu không cẩn thận, bạn hoàn toàn có thể ăn phải những ký sinh trùng này mà không hề hay biết.

Đăng ngày: 23/02/2025
Bạn có biết: Dưới da mặt bạn, hàng trăm con bọ

Bạn có biết: Dưới da mặt bạn, hàng trăm con bọ "siêu nhỏ" ung dung sống?

Có tới hàng trăm con Demodex, hay còn gọi là bọ lông mi, sống ở những vùng khác nhau trên mặt người. Ban ngày chúng trốn kỹ, ban đêm mới trườn ra bề mặt da người để giao phối và đẻ trứng...

Đăng ngày: 23/02/2025
Chanh ngón tay - Loại chanh giống trứng cá hồi đắt nhất thế giới

Chanh ngón tay - Loại chanh giống trứng cá hồi đắt nhất thế giới

Giá thành cho 1kg của loại quả này tới hàng triệu đồng nhưng giới nhà giàu Trung Quốc vẫn săn lùng đặt mua cho bằng được.

Đăng ngày: 17/02/2025
Loại đào

Loại đào "tiến vua" có gì đặc biệt mà có giá bán tới hàng chục, hàng trăm triệu đồng?

Đào Thất thốn là một loại đào cảnh cổ, hiếm và có sức sống rất mãnh liệt. Cây có dáng lùn, lá to, dài, có màu xanh đậm, từ gốc đến cành đều sùi phồng, nổi những u, mấu xù xì tạo nên vẻ cổ kính, phong trần.

Đăng ngày: 14/02/2025
Những loài ký sinh kinh dị trên cơ thể người

Những loài ký sinh kinh dị trên cơ thể người

Cơ thể người là một mảnh đất màu mỡ cho các loài “quái vật” kinh dị ký sinh. Chúng ăn, ở, sinh sôi nảy nở và sau đó quay lại làm hại chúng ta.

Đăng ngày: 05/02/2025
Cận cảnh quá trình ve sầu

Cận cảnh quá trình ve sầu "thoát xác"

Trong một dịp đi nghiên cứu về các loài sinh vật, côn trùng, nhà nhiếp ảnh Thomas Marent đã may mắn chứng kiến quá trình một chú ve sầu lột xác.

Đăng ngày: 03/02/2025
Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ

Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ

Cân bằng hoá học giữa các sắc tố trong bụng chuồn chuồn xác định màu sắc của chúng. Khi có chất oxi hoá, những tế bào này vàng và khi có mặt chất khử, chúng trở thành đỏ.

Đăng ngày: 02/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News