Vì sao dự báo thời tiết mãi chỉ là "dự báo", không chuẩn 100%?
Chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ phát triển cao nhất trong lịch sử loài người, thế nhưng nhiều dự báo thời tiết lại không thể chính xác, điều kiện cực đoan xảy đến mà chúng ta không kịp trở tay, vì sao vậy?
Các nhà khí tượng học hiện nay sử dụng các siêu máy tính chuyên dụng để phân tích hàng tỷ điểm dữ liệu, thu thập được từ các nguồn gồm ảnh vệ tinh, bầu khí quyển và các hệ thống thời tiết trên mặt đất nhằm cho ra những "mô phỏng tổng hợp" về thời tiết. Những mô phỏng này cho phép các nhà khí tượng học lập bản đồ các kịch bản thời tiết khác nhau, qua đó tính toán thời tiết sẽ diễn biến như thế nào dựa trên một thứ gọi là "mô phỏng dự báo thời tiết số".
Hình ảnh vệ tinh là một trong số nhiều nguồn dữ liệu được dùng để phân tích, dự báo thời tiết
Thông thường, các mô phỏng máy tính có thể được chạy tới 50 lần để phân tích cú pháp dự báo. Đôi khi chỉ có một hoặc hai kịch bản thời tiết có thể xảy ra từ 50 lần thử đó. Tuy nhiên, việc dự đoán các sự kiện như dông bão hay nắng nóng thường không chính xác tuyệt đối vì chúng diễn ra rất cục bộ, theo ông Nigel Arnell, giáo sư khoa khí tượng của Đại học Reading.
Lấy ví dụ về "dự báo" của tuần trước về mức nhiệt độ cao hơn 40 độ C ở Đức. Một số lượng nhỏ các thành viên đã đưa ra dự báo thời tiết đúng với nhiệt độ nóng này. Song hầu hết các chuyên gia còn lại đều cho rằng mô hình được đề cập quá nóng, khó có thể thành hiện thực. Thêm vào đó, không có mô phỏng nào khác cho thấy có nhiệt độ giống như vậy. Do đó, số đông theo quán tính đã đưa ra dự báo sai.
Và thực tế, kịch bản thời tiết nắng nóng cực đoan đã xảy ra. Nói dễ hiểu hơn, dự báo thời tiết là một công việc dựa trên rất nhiều hằng số và biến số, với nhiều kịch bản có thể xảy ra. Những dự báo được chuyên gia đưa ra dựa trên kịch bản có khả năng xảy ra cao nhất, dự báo sai sẽ chỉ chiếm rất nhỏ tỉ lệ trong thực tế.
Điều quan trọng hơn là người dân cần được cảnh báo trước đủ xa về điều kiện thời tiết nguy hiểm. "Dự báo và dự đoán chỉ là một phần của quá trình cảnh báo" - ông Nigel Arnell nói. "Bạn cần có những cơ chế tốt để phổ biến những cảnh báo đó tới cả các mạng lưới cơ sở hạ tầng, cơ quan công quyền và công chúng bị ảnh hưởng". Ngoài ra, công chúng cũng phải có trách nhiệm xem xét những cảnh báo một cách nghiêm túc, không được có tâm lý chủ quan.

Sau cừu Dolly, tại sao vẫn chưa nhân bản con người?
Vào năm 1996, chú cừu Dolly gây xôn xao khắp thế giới sau khi trở thành động vật có vú đầu tiên được nhân bản thành công từ tế bào trưởng thành.

Tại sao người Ai Cập kỳ công ướp xác?
Người Ai Cập cổ đại ướp xác người chết vì họ tin rằng đó là cách để người chết tận hưởng cuộc sống vĩnh cửu ở thế giới bên kia.

Tại sao thực phẩm hết hạn sử dụng vẫn có thể ăn được?
Mỗi khi cầm thực phẩm lên, nếu xem thấy nhãn hàng hết hạn sử dụng, hầu hết chị em thường bỏ đi bởi sợ không an toàn cho sức khỏe.

Vì sao khi ngủ chúng ta lại không nghe được?
Trong khi ngủ, cơ thể chúng ta tự bảo mình không quan tâm đến các tiếng động, chuyển động và mùi ở xung quanh để khỏi bị thức giấc. Quyết định này do não điều khiển.

Vì sao đến mùa đông chim phải bay về phương nam?
Những loài chim chủ yếu bay về phương nam vào mùa đông để tìm kiếm các nguồn thức ăn và địa điểm trú ngụ an toàn.

Vì sao chim đậu trên cây không bị điện giật?
Bởi vì mang giày cách điện nên chim không bị giật khi đậu trên dây điện? Không phải như vậy.
