Hoàn thành ca cấy ghép tử cung đầu tiên tại Mỹ
Hôm 24/2, ca phẫu thuật cấy ghép tử cung đầu tiên tại Mỹ đã kết thúc tốt đẹp sau 9 giờ đồng hồ.
Các bác sỹ tại bệnh viện Cleveland cho biết bệnh nhân tham gia phẫu thuật là một phụ nữ 26 tuổi hiện đang trong tình trạng ổn định và tử cung cấy ghép được hiến tặng từ một phụ nữ đã qua đời trước đó.
Bác sĩ Andreas G. Tzakis, người chỉ đạo ca phẫu thuật, cho biết mục tiêu của kỹ thuật ghép tử cung là giúp những phụ nữ khi sinh ra không có tử cung, hoặc tử cung bị tổn thương, có cơ hội có thai và sinh con. Theo các báo cáo y tế, bệnh nhân 26 tuổi này sẽ phải chờ một năm trước khi có thai. Đó là khoảng thời gian cần thiết để cô phục hồi sức khỏe và để các bác sĩ điều chỉnh lượng thuốc cô cần uống nhằm ngăn chặn nguy cơ đào thải tử cung cấy ghép. Sau đó, cô sẽ được cho thụ tinh nhân tạo để có thai.
Theo các báo cáo y tế, bệnh nhân 26 tuổi này sẽ phải chờ một năm trước khi có thai.
Để chuẩn bị cho cuộc phẫu thuật mang tính lịch sử này, các bác sĩ đã tiến hành thao tác kỹ thuật hút trứng của nữ bệnh nhân và thực hiện công đoạn thụ tinh nhân tạo với tinh trùng của người chồng trước khi lưu trữ trong buồng đông lạnh. Sau một năm, phôi thai sẽ được đưa vào tử cung mới của người phụ nữ này. Chưa hết, khi bệnh nhân đã sinh một hoặc hai con - hay nói cách khác là sau khi đảm bảo nhu cầu duy trì nòi giống - các bác sĩ sẽ phải thực hiện cuộc phẫu thuật mới để cắt tử cung này ra khỏi cơ thể cô. Khi đó, cô sẽ không còn phải uống thuốc chống đào thải thường xuyên nữa.
Thực tế, kỹ thuật cấy ghép tử cung đã được thực hiện lần đầu tiên vào năm 2012 tại Thụy Điển với kết quả rất khả quan khi 4 trong số 9 phụ nư được cấy ghép đã có thể sinh con bình thường. Chính bản thân bác sĩ Andreas G. Tzakis - người từng thực hiện khoảng 4000 ca phẫu thuật ghép gan, thận và các nội tạng khác - đã đến Thụy Điển để học hỏi kinh nghiệp của các bác sĩ thuộc bệnh viện đại học Gothenburg - nơi diễn ra những ca phẫu thuật cấy ghép nói trên.
Kỹ thuật cấy ghép tử cung đã được thực hiện lần đầu tiên vào năm 2012 tại Thụy Điển với kết quả rất khả quan.
Bên cạnh đó, ủy ban đạo đức của chính quyền thành phố Cleveland cũng như bang Ohio đã phê chuẩn quyết định cho phép bệnh viện Cleveland thực hiện 10 ca phẫu thuật ghép tử cung mang tính chất thử nghiệm. Sau đó, những người đứng đầu bệnh viện và Thị trưởng thành phố sẽ quyết định có cung cấp dịch vụ này thường xuyên hay không. Ước tính ở Mỹ có khoảng 50.000 phụ nữ có mong muốn được cấy ghép tử cung để sinh con, thậm chí có tới 5% phụ nữ trên thế giới đã được chẩn đoán là không thể có con.
Ngoài ra, bác sĩ Tzakis cũng nói thêm rằng phụ nữ không có tử cung hoặc tử cung bị tổn thương có thể nhận con nuôi hoặc nhờ người đẻ thuê. Tuy nhiên nhiều phụ nữ không chấp nhận hai giải pháp này vì các lý do cá nhân, văn hóa hoặc tôn giáo. Do đó phẫu thuật ghép tử cung là niềm hi vọng duy nhất đối với họ. Thậm chí, bản thân bệnh nhân 26 tuổi tahm gia phẫu thuật khẳng định cô khao khát được mang thai và sinh con như bất kỳ người phụ nữ bình thường nào khác

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?
Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Cách xử trí khi bị chuột rút
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết
Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh
"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc
Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?
Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?
