Hoàng đế La Mã và những sở thích "phòng the" khiến người đời "rùng mình" (Phần 1)

Ở xã hội La Mã cổ, yêu đương đồng giới nam và đồng giới nữ là việc bình thường và phổ biến, nhất là trong giới thượng lưu.

Với nhiều người, hoàng đế La Mã cổ đại là những người rất thông thái, công bằng và đáng tin. Nhưng không ít người coi những vị đứng đầu đế chế La Mã cổ xưa này là biểu tượng cho sự tàn độc, thù hằn, cùng nhiều hành động điên rồ, bệnh hoạn.

Dưới đây là những hành động được đánh giá là bệnh hoạn và vô đạo bậc nhất của các hoàng đế La Mã được các nhà sử học ghi lại, theo tổng hợp của trang Io9.

Lập ra "nhà thổ hoàng gia"

Hoàng đế Caligula (trị vì từ năm 37- 41) nổi vì thói tiêu tiền xa hoa, nhưng không hề giỏi kiếm tiền. Sau khi gần như làm cạn kiện ngân khố, Caligula nảy ra "sáng kiến" - biến cung điện thành một nhà thổ đúng nghĩa.

Nhưng thực chất, đây là hành động "ăn cướp trá hình", khi ông chào mời - nhưng thực chất là ép buộc những nam nhân trong thành vào "hưởng thụ". Nguồn cung mại dâm chính là các chị em của ông, cùng một số nữ nhân trong thành bị ép bán vào cung điện.

Hoàng đế La Mã và những sở thích phòng the khiến người đời rùng mình (Phần 1)
Sau khi gần như làm cạn kiện ngân khố, Caligula nảy ra "sáng kiến" - biến cung điện thành một nhà thổ đúng nghĩa.

Ngoài ra, ông còn cho người dân vay lãi, nhưng lại cho lính xướng tên là những nhà "ủng hộ" quỹ hoàng gia. Hình thức kiếm tiền "ăn cướp" trắng trợn như vậy tất nhiên không thể lâu bền, bằng chứng là thời gian trị vì của Caligula chỉ kéo dài vỏn vẹn 5 năm.

Hoàng đế chuyển giới tính

Elagabalus hay Heliogabalus (khoảng năm 203-222) là một hoàng đế La Mã có đời sống tính dục lập dị nhất. Trong thời gian trị vì (năm 218-222), Elagabalus lần lượt cưới và ly dị 5 bà vợ. Hoàng hậu thứ hai nhũ danh Aquilia Severa sau khi ly dị đã trở thành hoàng hậu thứ tư vì chồng cũ quay lại.

Rõ ràng Elagabalus coi thường truyền thống tín ngưỡng đa thần của La Mã, bởi lẽ Severa nguyên là một sacerdos Vestalis.

Theo thần thoại, Vesta là nữ thần trinh bạch bảo hộ nhà cửa, bếp lửa. Khi được tuyển làm sacerdos Vestalis, một trinh nữ chính thức trở thành nữ tu thánh khiết, phải thề sống độc thân suốt 30 năm để giữ ngọn lửa thờ nữ thần Vesta không tắt. Nếu vi phạm lời thề, cô gái sẽ bị chôn sống để chết dần mòn trong căn hầm chỉ có chút nước và thực phẩm đủ nhấm nháp vài ngày. Người đàn ông đồng phạm sẽ bị đánh bằng roi da ở quảng trường cho tới chết.

Bất chấp các cấm kỵ về tính dục, Elagabalus từng công khai khoe rằng sở thích tính dục đồng giới nam của ông mãnh liệt hơn các tiên đế, bởi lẽ các tiên đế thỉnh thoảng ngẫu hứng mới yêu đương đồng giới. Sống cùng thời với Elagabalus, sử gia Dio Cassius Cocceianus (khoảng năm 165-229) cho biết, hoàng đế Elagabalus cư xử như phụ nữ (thích trang điểm diêm dúa, thân thể hở hang) và xem gã xà ích tóc vàng Hierocles như là chồng, dù đấy là một nô lệ quê ở Caria thuộc Tiểu Á. Hoàng đế hứa chia nửa đế quốc La Mã cho bất kỳ danh y nào có khả năng biến ông trở thành phụ nữ thực thụ. Y học ngày nay xác định Elagabalus là người chuyển giới tính.

Đời sống tình dục gây sốc của hoàng đế Nero

Từ lâu nay, những câu chuyện về chuyện giường chiếu của hoàng đế Nero xuất hiện khá nhiều trong sử sách La Mã. Đời sống tình dục của ông hoàng La Mã này được nhiều người chú ý bởi những điều điên rồ có phần kỳ lạ.

Bạo chúa này từng tổ chức một buổi tiệc linh đình trong suốt nhiều ngày. Cuối cùng, hoàng đế Nero tổ chức lễ cưới đồng tính với người nô lệ có tên Pythagoras - người từng làm trong hầm rượu vang. Trong cuộc hôn nhân đồng giới đó, Nero đóng vai trò người phụ nữ. Đây là một trong số 2 cuộc hôn nhân đồng tính công khai gây sốc của hoàng đế Nero.

Hoàng đế La Mã và những sở thích phòng the khiến người đời rùng mình (Phần 1)
Bên cạnh sở thích tình dục bệnh hoạn, những tử tù trước khi bị hành hình cũng bị ông hoàng điên loạn này đem ra làm trò đùa.

Hoàng đế Nero của La Mã còn có sở thích bệnh hoạn đó là bắt các chàng trai, cô gái khỏa thân, rồi ăn mặc như những con thú. Kế đến, Nero bắt họ nhảy múa rồi ông hoàng này giả vờ nhảy vào để ăn thịt họ. Đây là một trong những trò tiêu khiển điên rồ của hoàng đế Nero.

Ngoài ra, những tử tù trước khi bị hành hình cũng bị ông hoàng điên loạn này đem ra làm trò đùa. Nero đóng giả làm một con vật háu đói, xấu xa, chỉ trực chờ ăn thịt tử tù trước mặt những người xung quanh.

Mại dâm "bán thời gian"

Hoàng đế Elagabalus, cai trị đế chế La Mã từ năm 203 - 222 cũng thiết lập một "nhà thổ hoàng gia" trong cung điện. Nhưng kinh khủng hơn Caligula, Elagabalus ngoài thời gian làm hoàng đế, còn tự bán bản thân.

Hoàng đế còn có đội ngũ riêng chuyên tìm những khách hàng chịu chơi. Thậm chí, ông còn giành giật "khách" với cấp dưới và luôn tự hào mình có nhiều khách, kiếm được nhiều tiền hơn họ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Ý nghĩa của bánh chưng ngày Tết không phải ai cũng biết

Ý nghĩa của bánh chưng ngày Tết không phải ai cũng biết

Dân tộc nào cũng có món ăn truyền thống. Bánh chưng, bánh dầy là loại bánh quen thuộc của người Việt nhưng không phải ai cũng biết ý nghĩa của bánh chưng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Vì sao tháng Chạp lại được gọi là tháng củ mật?

Vì sao tháng Chạp lại được gọi là tháng củ mật?

Bạn có để ý rằng vào tháng Chạp, chúng ta đều được nghe đi nghe lại câu "tháng củ mật - cẩn thận cửa nẻo". Nhưng "củ mật" là cái củ gì vậy nhỉ?

Đăng ngày: 28/01/2019
Truy tìm nguồn gốc gà trống Gô loa, biểu tượng của nước Pháp

Truy tìm nguồn gốc gà trống Gô loa, biểu tượng của nước Pháp

Gà trống Gô-loa không chỉ được gắn với đội tuyển Pháp mà nó còn được coi là biểu tượng của nước Pháp hàng trăm năm nay.

Đăng ngày: 29/03/2018
Truy tìm lịch sử của những đôi dép huyền thoại ở Việt Nam

Truy tìm lịch sử của những đôi dép huyền thoại ở Việt Nam

Không phải là những phụ kiện thời trang hợp mốt, nhưng những đôi dép này có rất nhiều ý nghĩa với đại đa số người dân Việt Nam.

Đăng ngày: 29/03/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News