Hoạt động của con người đã gây ra gần 1.000 vụ động đất

Một nhóm các nhà địa chất ở Vương quốc Anh đã lập kho dữ liệu về các trận động đất do các hoạt động của con người gây ra. Cơ sở dữ liệu được trình bày trên một trang web đặc biệt và được mô tả trong một bài báo đăng trên tạp chí Seismological Research Letters.

Các thông tin thu thập đó bao quát 149 năm qua. Trong thời kỳ này, loài người đã gây ra tổng cộng 728 trận động đất. Hầu hết trong số đó đều là các trận động đất yếu, với cường độ từ 3 đến 4 độ richter. Nhưng cũng có các trận động đất rất mạnh, ví dụ, một trận động đất ở Nepal vào tháng 4/2015 với cường độ là 7,8 độ richter do bơm nước ngầm. Khi một dự án, ví dụ tiến hành dự án để bơm nước thải, cũng gây ra một số vụ động đất, chúng đã được ghi nhận trong cơ sở dữ liệu như là một sự kiện.


Hậu quả động đất thường khủng khiếp.

Các nhà nghiên cứu ở các trường đại học Durham và Newcastle, Anh, đã bắt đầu tiến hành xử lý dữ liệu vào năm 2016. Công trình được công ty dầu mỏ và khí đốt NAM của Hà Lan tài trợ. Đây là công ty quan tâm đến việc thống kê các trận động đất nhỏ do việc khai thác sản xuất khí ở mỏ khí đốt Groningen gây ra.

Để thu thập dữ liệu, các nhà khoa học đã phân tích các bài báo và ấn phẩm khoa học. Theo đó, trận động đất nhân tạo xưa nhất xảy ra ở Úc vào năm 1868 do hoạt động khai thác than gây ra. Trong số 728 sự kiện địa chấn được ghi nhận, có 271 trận (37%) có liên quan đến khai thác khoáng sản, thường là sự sập đổ của đường hầm trong các mỏ. Khoảng 23% liên quan đến sự hình thành của hồ chứa nước, 15% là do hoạt động khai thác dầu và khí đốt, 4% là do sự nứt gãy thủy lực của các vỉa.

Trong một số trường hợp hiếm hoi, động đất xảy ra sau khi thử nghiệm vũ khí hạt nhân dưới lòng đất hoặc thậm chí sau khi xây dựng những tòa nhà chọc trời lớn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 18/04/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 17/04/2025
Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Đăng ngày: 13/04/2025
Vì sao biển thường có màu xanh?

Vì sao biển thường có màu xanh?

Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Đăng ngày: 11/04/2025
Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?

Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?

Núi lửa đã gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến đời sống của những người đang sống trong vùng gần cửa miệng của hiện tượng này. Nhưng đã bao giờ bạn tử hỏi núi lửa là gì không?

Đăng ngày: 07/04/2025
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật

Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật

Từ lâu Nhật Bản đã luôn nổi tiếng với các phát minh độc đáo và đột phá nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, từ một tờ báo mà có thể mọc lên 1 cây xanh thì chắc hẳn rất ít người nghĩ tới.

Đăng ngày: 05/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News