Học cách loài chim lợn để cải thiện thính giác của người

Theo The Daily Mail , các nhà khoa học ở Đại học Oldenburg, Đức, đã có phát hiện đáng kinh ngạc: Họ nhận thấy chim lợn không bị mất thính giác khi chúng già đi.

Thông thường thính giác kém đi trong quá trình lão hóa do cái chết các tế bào thụ cảm thính giác. Nhưng ở loài chim lợn, các tế bào này có khả năng phục hồi. Có thể chính nhờ phát hiện này của các nhà nghiên cứu mà chắc chắn sẽ có phương thuốc mới khắc phục tình trạng mất thính lực.

Học cách loài chim lợn để cải thiện thính giác của người
Trong quá trình lão hóa, thính giác của cú lợn không bị mất đi.

Trong nghiên cứu, các chuyên gia đã đánh giá thính giác của 7 con chim lợn. 4 con chim non (dưới 2 tuổi), và 3 con chim đã già. Trong số đó có 2 con chim đã 13 tuổi và một con chim khác là 17 tuổi. Chim lợn được đặt trong một buồng âm thanh với loa tăng âm để tạo ra âm thanh ở tần số 0,5 - 12 kilohertz kéo dài 300 mili giây.

Các nhà nghiên cứu đã không nhận ra sự khác biệt về thính giác giữa chim non và chim già. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu đã 3 lần kiểm tra thính giác của một con chim lợn 23 tuổi trong suốt đời của nó. Các chuyên gia đã xác định rằng cùng với tuổi tác, thính giác của chim không xấu đi. Theo các nhà nghiên cứu, trong quá trình lão hóa, thính giác của các loài chim khác như chim sáo đá chẳng hạn, cũng không bị mất đi. Rõ ràng, bí quyết là ở quá trình tái tạo các tế bào thụ cảm thính giác trong ốc tai.

Các nhà nghiên cứu hy vọng phát hiện này sẽ giúp tìm ra các phương thức cải thiện thính giác ở người cao tuổi.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cá vàng to bằng chiếc đĩa gây họa cho thành phố Canada

Cá vàng to bằng chiếc đĩa gây họa cho thành phố Canada

Những con cá vàng to bằng chiếc đĩa đang gây ra thảm họa sinh thái ở thành phố St Albert, Alberta, Canada, IFL Science hôm 2/10 đưa tin.

Đăng ngày: 03/10/2017
4 sinh vật có thể trở về được từ cõi chết trong niềm hân hoan của khoa học

4 sinh vật có thể trở về được từ cõi chết trong niềm hân hoan của khoa học

Sinh tử là một thứ gần như nằm ngoài tầm với của con người. Cũng vì vậy, chúng ta không có cách nào phục hồi lại những loài vật đã

Đăng ngày: 02/10/2017
Báo xuống sông, cắn chết cá sấu

Báo xuống sông, cắn chết cá sấu "khủng" rồi lôi lên bờ

Cuộc chiến không cân sức kéo dài 20 phút giữa cá sấu nước ngọt và báo gấm đã kết thúc sau 20 phút quyết liệt.

Đăng ngày: 01/10/2017
Sóng thần năm 2011 đem hàng triệu sinh vật từ Nhật tới bờ biển Mỹ

Sóng thần năm 2011 đem hàng triệu sinh vật từ Nhật tới bờ biển Mỹ

Guardian cho biết hàng triệu sinh vật, bao gồm các loài giáp xác, sên và sâu biển, đã di chuyển quãng đường khoảng 7.725km do bị ảnh hưởng bởi các cơn sóng thần hồi tháng 3/2011.

Đăng ngày: 01/10/2017
Nhện mặt cười mang tên vợ chồng Obama

Nhện mặt cười mang tên vợ chồng Obama

Các nhà nghiên cứu và nhóm sinh viên tại Đại học Vermont, Mỹ phát hiện 15 loài nhện mặt cười mới và đặt tên theo nhiều người nổi tiếng thế giới, trong đó có vợ chồng cựu tổng thống Mỹ Barack Obama

Đăng ngày: 30/09/2017
Vì sao người ta cứ hay bắt gặp rắn chui trong bồn cầu?

Vì sao người ta cứ hay bắt gặp rắn chui trong bồn cầu?

Bạn có thắc mắc vì sao những chú rắn, trăn này lại có sở thích chui vào bồn cầu toilet nhà bạn không? Phải chăng chỉ vì

Đăng ngày: 28/09/2017
Lý giải hành vi ăn xác con non của khỉ mẹ trong khu bảo tồn Italy

Lý giải hành vi ăn xác con non của khỉ mẹ trong khu bảo tồn Italy

Các nhà khoa học cho rằng việc con khỉ Tonkea ăn xác con non có thể là biểu hiện của mối ràng buộc mẫu tử.

Đăng ngày: 28/09/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News