Học sinh mẫu giáo vô tình phát hiện gò chôn cất 5.600 năm tuổi
Đây là một chốn vui chơi ưa thích của các trẻ em ở miền nam nước Pháp. Chúng có thể học nhiều điều mới mẻ, chơi cùng nhau, hát cùng nhau, và cả … khai quật ngôi mộ 5.600 tuổi này.
Đó chính xác là những gì đã xảy ra vào năm 2006, khi một nhóm học sinh ở thị trấn Saint-Laurent-Médoc, tỉnh Gironde trong vùng Aquitaine tây nam nước Pháp, vô tình đào được một số mẩu xương cũ trong sân chơi của trường mẫu giáo.
Điều đó có nghĩa là một phần của trường học được xây dựng trên một gò chôn cất cổ xưa. Phân tích ban đầu cho thấy nơi đây lưu giữ hài cốt của con người đã hàng ngàn năm tuổi.
Hiện một nghiên cứu mới có tên Le Tumulus des Sables cho rằng gò mộ này dường như lâu đời hơn và chôn cất nhiều hài cốt hơn chúng ta nghĩ.
Có khoảng 30 hài cốt nằm xen kẽ trong một gò đất chỉ sâu khoảng 50cm.
Trong số tháng 4/2019 của Tạp chí Khoa học Khảo cổ, một nhóm các nhà khảo cổ đã khai quật được gò đất và tìm thấy khoảng 30 hài cốt (20 người lớn và 10 trẻ em) nằm xen kẽ trong một gò đất chỉ sâu khoảng 50cm. Đáng ngạc nhiên hơn nữa là, bằng phương pháp carbon phóng xạ một vài răng được tìm thấy trong hố, những hài cốt này đã được chôn từ thời kỳ đồ đá mới (khoảng năm 3600 trước Công nguyên) và kết thúc vào thời kỳ đồ sắt (năm 1250 trước Công nguyên). Như vậy, niên đại của di tích này cách chúng ta khoảng 5.600 năm.
Các nhà nghiên cứu đặt ra câu hỏi rằng tại sao nơi chôn giữ hài cốt của con người hàng ngàn năm như vậy lại không hề bị khai quật dù nó nằm ở ngay chốn đông người qua lại.
“Điều đó là khó hiểu bởi đây không phải một địa điểm phổ biến”, bà Hannah James, trưởng nhóm nghiên cứu đồng thời là nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Quốc gia Australia ở Canberra cho biết. “Nó không nằm trên một ngọn đồi hay một địa điểm rõ ràng, vì vậy có một điều gì đó kỳ lạ về gò chôn cất này”.
Hiện tại, giới khảo cổ mới chỉ kết luận rằng các hài cốt này là những người địa phương. Một phân tích về các đồng vị trong hài cốt cho thấy tất cả nhóm thực phẩm trong tháp dinh dưỡng của những người này đều có nguồn gốc từ đất liền, chứ không hề có thủy hải sản từ sông gần đó hoặc Đại Tây Dương. Họ có thể sinh sống ở vùng khí hậu rất lạnh nhưng được đưa đến chôn cất ở địa điểm này.
Ngoài ra, khu gò còn có nhiều vật dụng khác như mảnh gốm, kim loại và xương động vật. Nói cách khác, nơi đây có rất nhiều tài liệu thú vị cho các học sinh của trường mẫu giáo có thể học tập, nghiên cứu thêm về đời sống xa xưa của ông cha họ.

Khủng long có họ với... gà?
Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước
Một nghiên cứu vừa được công bố chứng tỏ, người thượng cố cách đây 10.000 năm là “nhà khoa học” biến đổi gen lúa nước ngày nay.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Những điều nhầm tưởng về khủng long
Danh sách dưới đây sẽ khám phá một số quan niệm sai lầm thường gặp về khủng long, và rằng chúng ta đã biết bao nhiêu về chúng, do tạp chí NewScientist liệt kê.
